Rùng mình ở trong những ngôi nhà trăm tuổi ở Hà Nội

10:33 15/11/2015
Sau vụ sập nhà cổ ở số 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhiều người dân hiện đang sống trong những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi ở các phố cổ, phố cũ Hà Nội như được đánh thức về mối lo lắng cho sự an toàn của mình. Bởi vậy, nhiều người dân đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng phản ánh thực trạng về những ngôi nhà cổ mà họ đang sinh sống, cũng như vi phạm về trật tự xây dựng ảnh hưởng đến sự an toàn của các ngôi nhà.

Xin phép một đằng, làm một nẻo

Trong đơn gửi tới Đường dây nóng Báo CAND, bà Bùi Thanh Vân có hộ khẩu thường trú ở số 60 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội, phản ánh: Bà Vân là chủ sở hữu căn hộ tầng 1 số 60 phố Hàng Than. Đây là ngôi nhà cổ, có lịch sử hàng trăm năm tuổi, không có khung bê tông mà chỉ xây bằng gạch vữa. Tầng 2 của ngôi nhà thuộc sở hữu của gia đình ông Vũ Trung Thành. Thời gian vừa qua, gia đình bà Vân đi công tác nước ngoài, để ngôi nhà cho người khác quản lý. Cũng trong thời điểm đó, gia đình ông Thành xin phép cải tạo căn hộ thuộc sở hữu của ông trên tầng 2 nhà 60 Hàng Than. Tuy vậy, ông Thành đã xin phép một đằng, làm một nẻo. UBND quận Ba Đình chấp thuận cho ông Thành cải tạo sửa chữa, nhưng trên thực tế, ông Thành đã làm thay đổi kết cấu của ngôi nhà 2 tầng có mái ngói, đổ bê tông lên mái tầng 2.

Bà Vân lo lắng: “Ngôi nhà không kiên cố, đã có hàng trăm năm tuổi, người ta đổ mái tầng 2, tầng 3 để làm nhà lên 4 tầng, không gia cố móng. Trong khi căn nhà thuộc nhà cổ, được xây dựng với kết cấu đơn giản, tính chịu lực không cao, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào”. Sau phản ánh của bà Vân, Báo CAND tiếp tục nhận được đơn của các hộ dân trong cùng biển số nhà, liền kề với ngôi nhà của bà Vân và ông Thành. Các hộ dân cũng bày tỏ sự lo lắng khi sự thay đổi kết cấu ngôi nhà sẽ dẫn đến nguy hiểm cho các hộ dân cận kề.

Vi phạm trong xây dựng ở nhà số 60 phố Hàng Than gây nguy cơ mất an toàn cho các hộ dân liền kề.

Thực tế tìm hiểu tại ngôi nhà số 60 phố Hàng Than, chúng tôi nhận thấy, bức tường của ngôi nhà đã lộ ra vết nứt. Công trình thi công của hộ tầng trên nhà bà Vân đã đổ mái tầng 3, xây tiếp tầng 4 kiên cố. Trong khi đó, tại Công văn số 638/UBND-QLĐT ngày 22/5/2015 về việc chấp thuận cho cải tạo sửa chữa nhà  của UBND quận Ba Đình thì chỉ cho phép: “Trên diện tích nhà (tầng 2) 48,3m²…, ông Vũ Trung Thành được phép cải tạo, sửa chữa, gia cố chống xuống cấp, không làm thay đổi quy mô, kết cấu nhà cũ.

Cụ thể: Gia cố, sửa chữa các vết nứt tường, thay xà gồ, thay mái ngói bằng mái tôn, cải tạo sửa chữa nội thất công trình tại tầng 2 và áp mái. Công trình sau khi cải tạo, sửa chữa, gia cố chống xuống cấp giữ nguyên quy mô 3 tầng (bao gồm cả tầng áp mái)… Văn bản này còn quy định chi tiết độ cao của các tầng và khẳng định, chấp thuận này không thay thế giấy phép xây dựng. Thế nhưng, so với thực trạng hiện tại, căn hộ của ông Thành đã xây dựng sai quá nhiều so với văn bản chấp thuận của UBND quận. Có thể coi đây là việc xây dựng trái phép. Bởi vậy, người dân có liên quan đến ngôi nhà này bức xúc, lo lắng cho sự an toàn của ngôi nhà và tính mạng con người là điều đương nhiên.

Chính quyền cơ sở thiếu kiên quyết xử lý

Ngày 14/9 Thanh tra xây dựng quận Ba Đình đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công công trình vi phạm tại số 60 phố Hàng Than. Đồng thời, Thanh tra xây dựng quận cũng yêu cầu ngừng thi công công trình, tự phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình vi phạm.

Được biết, UBND phường Nguyễn Trung Trực đã nhiều lần tổ chức hòa giải cho hai bên gia đình có liên quan nhưng không thành. Làm việc với Báo CAND về vụ việc trên, ông Trần Phương Anh, Phó Chủ tịch UNBD phường Nguyễn Trung Trực cho biết, hiện phường cũng vẫn đang tiến hành hòa giải giữa hai bên. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, hộ dân có vi phạm như trên phải trả về nguyên trạng chứ không có cơ chế phạt cho tồn tại. Nếu các cơ quan chức năng chỉ tiến hành hòa giải mà không xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật sẽ tạo ra một tiền lệ xấu, làm mất sự nghiêm minh của pháp luật và tạo ra nguy cơ mất an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân.

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện có hàng trăm ngôi nhà có tuổi đời trăm năm tuổi trở lên. Tại số nhà 106 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm cũng đang xảy ra việc kiện tụng vì một hộ dân cải tạo tầng trên của ngôi nhà. Ngôi nhà cổ này cũng được xây dựng hơn 100 năm với 2 tầng và 6 hộ dân sinh sống, trong đó có 3 hộ dân ở tầng 1. Trong đơn gửi tới Báo CAND, các hộ dân ở tầng 1 phản ánh hộ tầng 2 cơi nới thêm chiều cao mái nhà, làm tăng sức nặng đè xuống ngôi nhà vốn đã yếu ớt. Lo lắng cho sự an toàn của mình, các hộ dân tầng 1 đã kiên quyết phản đối việc xây dựng của hộ dân tầng 2.

Ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm cho biết, hộ dân tầng 2 nhà 106 Hàng Buồm nâng mái cao khoảng 1m so với hiện trạng nên phường đã yêu cầu hộ tầng trên tháo dỡ, trả về nguyên trạng, đồng thời hòa giải hai bên để tránh mâu thuẫn về sau. Ông Thắng cũng cho biết, hiện phường đang phải lập phương án cưỡng chế một trường hợp vi phạm khác về trật tự xây dựng tương tự như những vi phạm trên. Ông Phạm Tuấn Long, Phó trưởng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết, Ban Quản lý phố cổ thường xuyên phải phối hợp với thanh tra xây dựng, UBND các phường để phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đối với những ngôi nhà cổ được quản lý mang tính chất đặc thù.

Hiện ở các khu phố cố, phố cũ của Hà Nội có rất nhiều nhà được xây dựng từ một thế kỷ nay. Đặc điểm chung của những ngôi nhà cũ, nhà cổ này là một ngôi nhà thuộc sở hữu của nhiều hộ gia đình. Quá trình sử dụng lâu năm nên chất lượng công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhu cầu sửa chữa, gia cố nhà cũ để đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày và an toàn là cần thiết.

Tuy nhiên, không ít trường hợp đã cải tạo sai quy định cho phép, gây mất an toàn. Điển hình cho sự mất an toàn là vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo vào ngày 22/9. Để không xảy ra hậu quả đáng tiếc thì chính quyền các phường, đặc biệt là thanh tra xây dựng cấp phường, quận phải xử lý nghiêm, cương quyết cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm thì mới đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, mà hơn hết là tính mạng, sự an toàn cho người dân.

Việt Hà

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文