Nhiều người dân chết vì ung thư, chính quyền và cơ quan chức năng dửng dưng

10:25 17/08/2016
Chỉ trong một thời gian ngắn, có rất nhiều người dân sinh sống ở thôn 6 và 8A thuộc xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế) bị chết vì căn bệnh ung thư, thậm chí một gia đình có đến 4 người chết vì căn bệnh quái ác này. Người dân lo lắng phản ánh sự việc tại các cuộc họp cử tri, song đến nay vẫn chưa có cơ quan chức năng nào về địa phương này để kiểm tra, làm rõ nguyên nhân…


Ông Lê Hữu Trí, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Phù dẫn chứng, cụ thể ở thôn 8A, có hàng chục trường hợp chết vì bệnh ung thư, như ông Phan Viết D (53 tuổi), Dương Duy H (49 tuổi) mất do ung thư vòm họng; Nguyễn Thị T (50 tuổi) chết vì ung thư tử cung; Phan Xuân Th (48 tuổi) chết vì ung thư gan...

Hầm xử lý chất độc CS của quân đội Mỹ ở Khe Lời, xã Thủy Phù.

Được cán bộ xã chỉ đường, chúng tôi đến nhà bà Lê Thị Bồng (77 tuổi, ở thôn 8A, xã Thủy Phù) khi biết bà Bồng có 2 người con ruột và 2 đứa cháu đều chết do ung thư. 

Tìm hiểu được biết, ngoài thôn 8A, xã Thủy Phù còn có thôn 6 được biết đến với nhiều hoàn cảnh thương tâm khi cả vợ lẫn chồng đều chết vì ung thư. Như trường hợp vợ chồng ông Ngô Đức T và bà Phan Thị C; anh Dương Duy H và chị Ngô Thị T; ông Lê B. và bà Nguyễn Thị S;… 

Theo UBND xã Thủy Phù, tất cả những người chết vì ung thư đều từng sử dụng nguồn nước giếng, hoặc nước sông Phú Bài (con sông hứng chịu nước xả thải trộm của các nhà máy tại Khu công nghiệp Phú Bài) để sinh hoạt, tắm rửa và nấu ăn trong nhiều năm về trước.

Bà Ngô Thị Ngọc, Chủ tịch UBND xã Thủy Phù cho biết, nhiều năm qua, trên địa bàn xã có quá nhiều người chết vì mắc các bệnh về ung thư nhưng đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân vì đâu. “Chỉ tính riêng tại thôn 6 và 8A, từ năm 2010 đến nay đã có 59 người tử vong do mắc bệnh ung thư. Trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần kiến nghị và phản ánh tình trạng này lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn chưa thấy Sở Y tế, hoặc các cơ quan chức năng của tỉnh về kiểm tra”. 

Ông Ngô Toản, Bí thư Đảng ủy xã Thủy Phù còn cho biết, tại khu vực Khe Lời nằm giữa địa bàn thôn 6 và 8 từng là nơi cất giữ các chất độc hóa học của quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Năm 2006, điểm này được người dân địa phương phát hiện với nhiều súng đạn và các thùng chứa chất độc hóa học CS nên sau đó Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế tiến hành thu gom để xử lý. 

Theo phán đoán người dân địa phương, có thể trong quá trình xử lý, chất độc hóa học còn sót lại ngấm vào đất, mạch nước ngầm khiến các giếng nước bị nhiễm độc.

Để tìm hiểu rõ hơn về phản ánh của người dân và chính quyền xã Thủy Phù liên quan đến bệnh ung thư, chúng tôi đã tìm cách liên lạc qua điện thoại để đặt lịch làm việc với ông Hoàng Văn Đức, Chánh Văn phòng Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng ông Đức cho biết đang họp và tắt máy; riêng ông Nguyễn Nam Hùng, Giám đốc Sở này không bắt máy. 

Ông Ngô Toản khẳng định: “Trước tình trạng có nhiều người chết vì bệnh ung thư đã khiến hàng trăm hộ dân sinh sống ở địa bàn xã, nhất là khu vực 2 bên sông Phú Bài hoang mang, lo lắng. Vì thế chính quyền địa phương rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để có sự kiểm tra, đánh giá khoa học, qua đó tìm ra được nguyên nhân cụ thể nhằm trấn an người dân”.

Anh Khoa

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan Công ty Trung Nam Thuận Nam. Bị cáo Hoàng Quốc Vượng chịu cáo buộc làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam Thuận Nam và Công ty Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất chính hơn 1.043 tỷ đồng. Đổi lại, cựu Thứ trưởng được “lót tay” 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản là Bentonite tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai khoáng Bảo Nguyên.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.