Nguy cơ biển “chết” vì kiểu khai thác… tận diệt

10:01 16/08/2017
Đó là những cảnh báo của các cơ quan chuyên môn đưa ra trước tình trạng khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Điều này dẫn đến hủy diệt và phá vỡ môi trường sống của các loài thuỷ sản, trong đó nhiều loài có nguy cơ biến mất hoàn toàn và ảnh hưởng tới hệ sinh thái của vịnh Hạ Long.

Quảng Ninh có trên 250km bờ biển, vùng biển rộng hơn 6 nghìn km2 với nguồn lợi thủy sản rất lớn. Đặc biệt có giá trị bảo tồn lớn với Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long, các khu bảo tồn biển quốc gia Đảo Trần và Cô Tô.

Hiện toàn tỉnh có gần 7.500 tàu khai thác thuỷ sản, trong đó có trên 6.900 tàu khai thác gần bờ và chỉ có 630 tàu có công suất từ 90CV trở lên, đủ sức khai thác ở các ngư trường lớn. Cùng với đó có khoảng 57 nghìn lao động làm nghề khai thác thuỷ sản, tập trung khai thác chủ yếu ở ven bờ.

Lực lượng chức năng tuyên truyền và xử lý một trường hợp dùng kích điện khai thác thủy sản.

Chỉ nhìn vào số lượng ngư dân, số lượng tàu khai thác ven bờ đủ thấy mật độ khai thác quá dày và tạo ra áp lực đè nặng lên vùng biển, đặc biệt là vùng biển gần bờ.

Đáng chú ý, trong các nghề khai thác ven bờ truyền thống của ngư dân có nhiều nghề khai thác ít chọn lọc, như giã tôm, te xiệp, vó, chụp kết hợp với ánh sáng, lưới rê, câu, đăng, đáy, chắn đọn, cào hà, cào sò, nghêu, đặt lồng bẫy..., với sản lượng phần lớn là thuỷ sản còn non, đã ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn lợi thuỷ sản.

Theo phán ánh của một số ngư dân, phần lớn các tàu đánh bắt cá đều sử dụng các loại đánh bắt hủy diệt, trong đó chủ yếu là kích điện, te điện, lồng bát quái… Một số còn dùng cả mìn để đánh bắt cá, nhưng ở xa bờ nên rất khó bị phát hiện và bắt giữ.

Thậm chí không ít người còn dùng cả chất độc cyanua để đánh bắt thủy sản. Các phương thức đánh bắt trên không chỉ làm cạn kiệt, diệt chủng các loại thủy sản mà còn tàn phá môi trường, hệ sinh thái dưới biển. Nhiều người dù biết các nghề khai thác trên tác động xấu đến môi trường chung, thậm chí vi phạm pháp luật, nhưng lấy lý do vì mưu sinh vẫn cố tình làm.

Đại diện Chi cục Thuỷ sản (Sở NN&PTNT Quảng Ninh) cho biết, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 2.179 trường hợp vi phạm, xử phạt hành chính trên 5 tỷ đồng. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã phát hiện, xử lý 474 vụ, thu phạt gần 1,15 tỷ đồng.

Mới đây nhất, vào tháng 7 vừa qua, lực lượng chức năng phát hiện 4 đối tượng trú tại xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) sử dụng thuyền trang bị bộ kích điện có xuất xứ từ Trung Quốc, phóng ra luồng điện lên tới 1.500-2.000V để khai thác thuỷ sản.

Phương thức đánh bắt này khiến cho không có loài sinh vật nào sống sót khi dòng điện đi qua, sau đó dùng lưới kéo lê dưới đáy biển để quét vét thuỷ hải sản bị điện giật. Hiện vụ việc đã được giao cho cơ quan Công an xem xét xử lý hình sự.

Đến ngày 1-8, lại có 5 đối tượng cùng trú tại xã Hoàng Tân (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị bắt quả tang khi đang sử dụng 250 bộ lồng bát quái để khai thác thuỷ sản. Công cụ này khi sử dụng cũng sẽ làm tận diệt cá, tôm trong khu vực đánh bắt và cạn kiệt tài nguyên thuỷ hải sản.

Theo báo cáo của ngành NN&PTNT Quảng Ninh, chỉ riêng các loại cá con mà ngư dân đánh bắt tận diệt để bán cho các cơ sở nuôi cá trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long mỗi năm lên tới khoảng 140 tấn. Đây là nguồn cá giống khổng lồ, nếu không bị tận diệt và được đánh bắt một cách hợp lý, sẽ bổ sung nguồn lợi thủy sản cực lớn cho các ngư trường.

Ngoài ra, trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, thậm chí ở những vùng xa hơn nữa, nhiều loại thủy sản đã không còn thấy xuất hiện. Những ngư dân làm nghề chân chính mong muốn chính quyền các cấp quyết liệt vào cuộc, bởi cứ với tình trạng đánh bắt hủy diệt như vậy, trong tương lai không xa, ngư dân sẽ mất nghề biển.

Trước hoạt động tận diệt làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, huỷ hoại môi trường biển, tỉnh Quảng Ninh đã phải mở hẳn 1 chiến dịch nhằm ngăn chặn, xử lý triệt để những phương tiện vi phạm trong việc khai thác, đánh bắt thuỷ sản.

Trực tiếp Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cùng lực lượng chức năng đã đi kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản trên khu vực vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long và một số địa phương khác. Đoàn công tác đã phát hiện rất nhiều chủ phương tiện đánh bắt gần bờ sử dụng các dụng cụ cấm trong khai thác thủy sản.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc bày tỏ quan điểm, nếu cứ đánh bắt kiểu này không chỉ mất đi nghề biển mà hệ sinh thái biển sẽ bị tàn phá nghiêm trọng. Ông Nguyễn Văn Đọc chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương bắt tay vào cuộc ngay, vừa tuyên truyền để ngư dân hiểu thực trạng ngư trường hiện nay để có biện pháp đánh bắt hợp lý, vừa ra quân kiểm tra, xử lý các trường hợp đánh bắt theo kiểu tận diệt. Riêng vùng lõi vịnh Hạ Long cấm đánh bắt, khai thác thủy sản bằng mọi hình thức.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cho biết, sẽ huy động tất cả các lực lượng có mặt trên biển, kể cả biên phòng, hải quan, cảnh sát đường thủy tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời sẽ chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc mua bán các loại phương tiện, ngư cụ tận diệt thủy sản.

V.Huy

Greenland có thể trở thành một quốc gia độc lập nếu người dân muốn, nhưng không thể trở thành một tiểu bang của Mỹ, Ngoại trưởng Đan Mạch nhấn mạnh sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo gần Bắc Cực này.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文