Nhận đất trồng rừng để… phá rừng

09:10 28/11/2017
Trong những năm qua, hàng trăm nghìn hécta rừng, đất rừng ở Tây Nguyên đã được chính quyền địa phương giao khoán cho các doanh nghiệp, công ty để thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp… với mục đích trồng thêm rừng để tăng độ che phủ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, công ty đã lợi dụng chính sách này nhận đất, nhận rừng trục lợi và… phá rừng.

Tại Tây Nguyên, Đắk Nông được xem là một trong những tỉnh đứng đầu trong việc giao khoán đất rừng và cũng là tỉnh “nóng” về nạn phá rừng. Theo số liệu thống kê, từ 2004 đến 2016, tỉnh này đã giao hàng trăm nghìn ha rừng, đất rừng cho các doanh nghiệp để trồng rừng, bảo vệ rừng và thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp khác. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, rừng đã không được bảo vệ nguyên vẹn hay trồng thêm mà còn bị tàn phá tan hoang.

Điển hình như tháng 10-2005, Công ty TNHH SX-TM Vĩnh An (đóng tại huyện Cư Jút) được UBND Đắk Nông giao 1.442ha đất và rừng trên địa bàn huyện Cư Jút để thực hiện dự án nông, lâm nghiệp và khoanh nuôi bảo vệ rừng. Trong 1.442ha thì có đến 580ha rừng nguyên sinh buộc công ty phải khoanh nuôi, bảo vệ. Tuy nhiên, đến đầu tháng 9-2017, toàn bộ 580ha rừng được giao cho công ty đã bị xóa sổ.

Tương tự, tháng 2-2016, Hợp tác xã Hợp Tiến (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong) được UBND tỉnh cho thuê 1.215ha đất và rừng tại các Tiểu khu 1664, 1645 trên địa bàn xã Quảng Sơn để thực hiện Dự án Quản lý bảo vệ rừng và đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp theo mô hình kinh tế tập thể. Vào thời điểm cho thuê, trên tổng diện tích 1.215ha thì có 654ha đất có rừng, số còn lại là đất rừng. Tuy nhiên, chỉ sau 12 tháng (2-2017), đơn vị này đã để hơn 53ha rừng bị chặt phá, cạo trọc.

Còn tại địa bàn huyện Ea Súp, Đắk Lắk đã có hàng trăm doanh nghiệp, công ty đến địa phương này để thuê đất, thuê rừng thực hiện các dự án khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, tại đây chưa thấy bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào “ăn nên, làm ra”. Trong khi đó, hầu hết diện tích rừng mà các công ty, doanh nghiệp thuê đều bị tàn phá tan hoang.

Cụ thể như năm 2011, Công ty TNHH Anh Quốc (có trụ sở đóng tại phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) được UBND tỉnh cho thuê 1.165,2ha đất tại Tiểu khu 293 trên địa bàn xã Cư Mlan, huyện Ea Súp để thực hiện dự án trồng cao su, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm triển khai, dự án hoàn toàn bị phá sản. Hệ lụy để lại là đất rừng bị người dân vô tư lấn chiếm. Hệ lụy đau lòng nhất chính là hàng trăm ha rừng nguyên sinh giao cho công ty quản lý, bảo vệ đã bị tàn phá.

Hàng trăm ha rừng trên địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, Đắk Nông sau khi giao cho các doanh nghiệp đã bị chặt phá tan hoang.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên có 3.326.647ha, trong đó diện tích có rừng là 2.558.646ha. Toàn bộ diện tích này đã được giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng; trong đó các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ 1.263.270ha, các công ty lâm nghiệp nhà nước 920.242ha, các tổ chức kinh tế khác 193.743ha, hộ gia đình, cá nhân 102.102ha, cộng đồng dân cư 26.679ha, UBND các cấp 716.320ha, còn lại là các tổ chức khác. Trong tổng số diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, hiện có đến 282.896ha đang bị tranh chấp với người dân.

Theo ông Điểu Kré, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho rằng, qua rà soát cho thấy, trong hàng nghìn doanh nghiệp đến xin triển khai các dự án nông, lâm nghiệp tại địa bàn Tây Nguyên chỉ một số nhỏ doanh nghiệp có năng lực kinh tế thực sự, làm ăn đàng hoàng. Đa phần còn lại tìm cách xí phần, kiếm dự án để phá rừng, chiếm đất trục lợi, chuyển nhượng... và đã để lại những hậu quả đau lòng.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị các tỉnh Tây Nguyên đẩy nhanh tiến độ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để có cơ sở xử lý các dự án sai phạm, cương quyết đình chỉ, thu hồi các dự án để rừng bị phá hoặc không thực hiện. Đồng thời tính toán giá trị thiệt hại về tài nguyên rừng để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, buộc phải bồi thường thiệt hại, truy cứu trách nhiệm hình sự. Có làm kiên quyết như vậy thì những cánh rừng Tây Nguyên mới có thể giữ lại được.

Văn Thành

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文