Nhiều dự án khiến rừng bị mất, đất bị chiếm

09:44 28/06/2020
Từ chủ trương giao đất, giao rừng cho các doanh nghiệp (DN) thực hiện dự án nông lâm kết hợp, du lịch sinh thái, trồng rừng kinh tế... sau hơn 10 năm, phần lớn các dự án liên quan đến rừng tại huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vẫn “giẫm chân tại chỗ”.

Hiệu quả kinh tế chưa thấy rõ nhưng điểm chung ở hầu hết các dự án này mà PV Báo CAND ghi nhận được là rừng bị mất, đất bị lấn chiếm…

Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, các dự án tại huyện Lạc Dương được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho DN tập trung chủ yếu dọc theo QL27C, nối liền phố núi Đà Lạt với phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) và tỉnh lộ ĐT722, vào xã Lát, Đưng Knớ, nối với đường Trường Sơn Đông, giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk.

Hiện trên địa bàn huyện Lạc Dương có 37 DN được thuê đất, thuê rừng để thực hiện dự án với diện tích hơn 4.177ha. Trong đó, 14 dự án nông lâm kết hợp; 9 dự án du lịch sinh thái; 7 dự án trồng rừng kinh tế; 4 dự án nuôi cá nước lạnh... Hầu hết các DN được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp chứng nhận đầu tư có liên quan đến rừng và đất rừng tại huyện Lạc Dương đều chậm tiến độ thực hiện dự án. Nhiều dự án đã phải xin gia hạn quá hai lần.

Rừng thuộc dự án của Công ty CP Mai Viết bị tàn phá.

Đặc biệt, sau hơn 10 năm được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT), không ít dự án đến nay vẫn “án binh bất động” trong khi tài nguyên rừng bị xâm hại nghiêm trọng, phức tạp, như Công ty TNHH L.S, Công ty CP A. T, Công ty CP địa ốc T. Đ, Công ty CP Đ.S, Công ty TNHH T.V...

Thời gian qua, PV Báo CAND đã tiếp cận nhiều dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng giao đất, giao rừng cho các DN tại huyện Lạc Dương. Tình trạng chung ở hầu hết các dự án này là triển khai không đúng tiến độ, không đúng nội dung trong GCNĐT được cấp thẩm quyền cấp, tình trạng đất rừng bị lấn chiếm, san ủi, rừng bị tàn phá nghiêm trọng xảy ra khá phổ biến.

Một báo cáo của cơ quan chức năng cho thấy, để xảy ra mất rừng, lấn chiếm đất nhiều nhất là dự án của Công ty TNHH Thành Phong, để mất 15,3ha rừng; Công ty CP Đạ Sar để mất 19ha rừng, để lấn chiếm 11,3ha; Công ty CP Mai Viết để lấn chiếm 11,9ha, mất 4ha rừng...

Có mặt tại dự án của Công ty CP Mai Viết, thuộc tiểu khu 93 và 123, xã Đa Chais, huyện Lạc Dương, PV Báo CAND chứng kiến cảnh người dân địa phương “nhảy dù” vào giữa dự án này ngang nhiên tàn phá rừng, lấn chiếm đất sản xuất. Nhiều hécta rừng đã và đang bị đầu độc, cưa hạ, lấn chiếm, hàng loạt cây gỗ lớn thuộc rừng tự nhiên còn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Rừng sau khi cưa hạ được dọn sạch bằng những mồi lửa hung tàn, cây gỗ cháy đen, nương ngô, cà phê và các loại cây ăn quả khác đua nhau mọc lên.

Nhiều cây thông cao vút, thẳng tắp, có đường kính gốc lên tới 50-60cm cũng bị cưa hạ la liệt trong thời gian dài. Tại khu vực này, một số căn nhà đã được dựng lên để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng lực lượng chức năng không có biện pháp ngăn chặn, giải tỏa khiến tình hình trở nên phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp, kiện tụng kéo dài, ảnh hưởng xấu tới an tinh trật tự.

Theo xác minh của PV Báo CAND, tháng 6-2008, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp GCNĐT cho Công ty Cổ phần ĐTL với tên dự án là “Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái rừng, kết hợp trồng cây nông nghiệp đặc thù của địa phương và quản lý bảo vệ rừng”. Quy mô dự án là 180ha với tổng nguồn vốn hơn 210 tỷ đồng. Chậm nhất, tới năm 2012, DN này phải hoàn thiện toàn bộ dự án và đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, tháng 5-2011, dự án trên lại được Công ty CP thương mại XNK Mai Viết tiếp nhận và được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp GCNĐT.

Theo tiến độ, chậm nhất tới năm 2013 dự án này phải hoàn thành và đi vào hoạt động. Dù vậy, đến nay các công trình, hạng mục đầu tư của dự án có tổng nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng này trên thực tế chỉ có trong hồ sơ. Ngoài thực địa, rừng bị lấn chiếm, tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng, chưa có bất kỳ hạng mục đầu tư nào theo GCNĐT ngoài khu vực nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp của DN.  

Theo Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương, hầu hết các dự án có liên quan đến rừng và đất rừng trên địa bàn đều để xảy ra mất rừng, lấn chiếm đất, phát sinh tranh chấp đất kéo dài với người dân. Ngoài việc chậm tiến độ, nhiều DN từ khi được giao dự án tới nay không triển khai thực hiện theo Giấy chứng nhận đầu tư, không có biện pháp bảo vệ rừng. Các dự án trồng rừng không có hiệu quả, chủ yếu là trồng để đối phó, không quản lý, chăm sóc dẫn đến rừng sau khi trồng bị chết hàng loạt, điển hình là tại Công ty Cổ phần Đạ Sar, Công ty TNHH Đặng Gia, DNTN Bích Đào...

Trong 37 dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp GCNĐT tại huyện Lạc Dương, có ít nhất 26 doanh nghiệp để xảy ra mất rừng, lấn chiếm đất rừng với diện tích thống kê sơ bộ trên 213ha, gây thiệt hại 665m3 gỗ. Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương nhận định, hiện nay tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất nông nghiệp trên lâm phần đã được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho các DN thuê đất, thuê rừng diễn biến hết sức phức tạp. Việc phát hiện, xử lý các vụ vi phạm lấn chiếm đất rừng tại các DN chưa kịp thời, không dứt điểm.

“Hầu hết các DN còn trông chờ, ỷ lại vào cơ quan nhà nước về rừng, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các vụ vi phạm trong lâm phần đã được cho thuê để thực hiện dự án!..”, ông Đồng Văn Lâm, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương cho biết.

Trước thực trạng trên, Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương đã có báo cáo UBND huyện xem xét, đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi một số dự án để xảy ra nhiều sai phạm, không triển khai các hạng mục theo đúng GCNĐT.

Khắc Lịch

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Chiều 11/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp đơn vị chức năng đã xác định được danh tính nghi can vờ hỏi mua xe tô tô, sau đó phóng xe bỏ chạy từ huyện Thanh Trì về hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文