Nhiều nông dân miền Trung điêu đứng vì dịch bệnh liên quan tới trâu, bò

08:28 29/04/2021
Ra Tết Nguyên đán đến nay, nông dân nhiều tỉnh ở miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… bỗng chốc trắng tay vì trâu, bò nuôi lăn ra chết vì dịch viêm da nổi cục. Hàng ngàn con trâu, bò đã chết, hàng vạn liều vaccin đã được tiêm…

Hiện nay, chính quyền các địa phương đang phải tất bật để chống dịch cho đàn gia súc. Điều đáng nói, dịch bệnh trâu, bò ở nhiều nơi vẫn chưa giảm. Sau nhiều lần về các địa phương tìm hiểu thực tế, và qua các cơ quan chức năng, chúng tôi nhận thấy, dịch bệnh trên đàn gia súc ở miền Trung có thể hạn chế, khống chế và nhanh chóng xóa bỏ được dịch khi người chăn nuôi được nắm được cách phòng chống về dịch bệnh và không chủ quan.

Cán bộ Thú y tỉnh Quảng Bình hướng dẫn người dân cách ly, chữa trị bò nhiễm bệnh viêm da nổi cục.

Dịch diễn biến phức tạp

Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò (bệnh VDNC trâu, bò) xuất hiện và bùng phát trên 35 xã ở tám huyện, thành phố, thị xã tỉnh Hà Tĩnh. Ổ dịch bệnh VDNC trâu, bò lần đầu tiên được phát hiện ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà sau đó lan rộng ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Những con trâu, bò đang khỏe mạnh, bỗng chốc xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, trướng bụng, nổi những cục như quả trứng gà, trứng chim trên toàn thân, sau đó ít ngày các cục đó hoại tử và làm trâu bò chết.

Ngay sau khi nhận thông tin từ phía người dân và chính quyền địa phương, Chi cục Thú y vùng 3 đã vào cuộc xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ trâu, bò mắc bệnh và xác định đó là bệnh VDNC trâu, bò lần đầu xuất hiện, và diễn biến rất phức tạp vì độ lây lan làm trâu, bò chết nhanh. Chỉ trong thời gian rất ngắn, dịch bệnh VDNC trâu, bò ở Hà Tĩnh đã lây lan làm hơn hàng ngàn con trâu, bò nhiễm bệnh và gần 1.000 con đã chết phải đi tiêu hủy. Các huyện có số lượng trâu, bò mắc bệnh lớn như huyện Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà… Toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 200.000 con trâu, bò nằm trong diện phải tiêm phòng bao vây dập dịch.

Sáng 28/4, làm việc với phóng viên Báo CAND, ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết, những ngày qua cán bộ Thú y và cán bộ cơ sở ở các địa bàn của tỉnh đang phải căng mình cùng với người dân phòng chống dịch bệnh VDNC trâu, bò.

Chỉ trong vòng 2 tháng kể từ khi phát hiện con bò bị bệnh đầu tiên, đến nay ở Quảng Bình dịch bệnh trên đàn gia súc đã xảy ra tại 4.165 hộ dân trên 121 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thị xã, thành phố làm 6.653 con trâu, bò mắc bệnh và 432 con đã chết phải tiêu hủy. Tuyên Hóa là huyện bệnh VDNC trâu, bò lây lan nhanh nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, sau hơn 1 tháng phát hiện dịch bệnh đến nay đã có 16/19 xã, thị trấn có trâu, bò mắc bệnh.

Đối với bà con nông dân, con trâu, bò là đầu cơ nghiệp, là tài sản của người dân, nhưng khi dịch bệnh xảy ra trâu, bò bị chết, phải tiêu hủy, nhiều người dân rơi vào cảnh trắng tay. Nhiều hộ dân đang thực sự hoang mang lo lắng. Chúng tôi về thôn Trần Xá, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình gặp gia đình bà Phạm Thị Thúy đang phải gồng mình để lo cho đàn bò của gia đình.

Gia đình bà Thúy nuôi 14 con bò thì 3 con đã bị nhiễm bệnh, nhiều ngày qua cả gia đình mất ăn, mất ngủ để lo chữa chạy cho đàn bò. Tài sản cả một đời tích cóp của vợ chồng bà đều ở đàn gia súc của gia đình đang thời kỳ sinh trưởng. Dịch bệnh VDNC trâu, bò cũng đang lây lan nhanh ở một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế…

Người dân và cơ quan chức năng tiêm vaccin phòng bệnh viêm da nổi cục cho gia súc.

Người dân còn chủ quan

Trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi và ngành Thú y các tỉnh đều cho rằng, dịch bệnh VDNC trâu, bò ở các tỉnh miền Trung lây lan nhanh, đang khó khống chế vì nhiều nơi bà con chăn nuôi đang chủ quan.

Đơn cử như huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình là địa phương có dịch bệnh trâu, bò lan nhanh, chính quyền địa phương đã tiến hành cấp phát, phun 276 lít hóa chất, gần 8,3 tấn vôi bột để tiêu độc, khử trùng, đồng thời khuyến cáo bà con tiến hành cách ly trâu, bò nhiễm bệnh, không chăn thả tập trung, nuôi nhốt, chăm sóc cẩn thận… Song một số nơi, người dân vẫn nuôi nhốt trâu, bò nhiễm bệnh với những con khỏe mạnh, vẫn chăn thả tập trung ở đồng bãi hoặc rừng núi.

Ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình  khẳng định, nhiều trâu, bò bị nhiễm bệnh VDNC vẫn có thể nhanh chóng được chữa lành bệnh khi bà con nông dân thực hiện đúng khuyến cáo của ngành Thú y. Có nơi khi phát hiện trâu, bò nhiễm bệnh người dân thấy trâu, bò bỏ ăn cỏ nên bà con tiến hành nấu cháo và tìm cách thức ăn khác thay cho trâu, bò. Làm như vậy trâu, bò bi nhiễm bệnh sẽ nhanh mất sức đề kháng, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng làm trâu bò nhanh chết.

Ngành Thú y khuyến cáo khi trâu, bò bỏ ăn cỏ nhiều nơi bà con vo cỏ lại thành từng nắm nhét buộc trâu, bò ăn từ từ, đồng thời cách ly ngay khi trâu bò nhiễm bệnh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ không để ruồi, nhặng đeo bám… sau ít ngày trâu, bò sẽ dần khỏe lại, và bệnh VDNC cũng dần biến mất. Một trong những nguyên nhân bệnh VDNC trâu, bò ở một số tỉnh miền Trung đang diễn biến phức tạp là do chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng trại chăn nuôi trâu, bò của bà con nông dân thường làm nơi ẩm thấp, ít vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng nên virus phát triển và lây lan nhanh.

Bệnh VDNC trâu, bò là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra. Virus này không lây nhiễm và gây bệnh trên người. Trâu, bò nhiễm bệnh do các ký chủ trung gian (ruồi, muỗi, ve, mòng…) lây từ những gia súc bị bệnh sang gia súc khỏe trong quá trình chăn nuôi, giết mổ.

Để hạn chế đi đến khống chế và bao vây dập dịch bệnh VDNC trâu, bò thành công, người dân chăn nuôi ở các địa phương cần thực hiện nghiêm các yêu cầu của ngành Thú y và chính quyền cơ sở trên địa bàn về phòng, chống dịch như: Cách ly toàn bộ trâu, bò trong vùng có dịch. Nuôi, nhốt trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh để chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để trâu, bò nhanh chóng hồi phục. Tổ chức tiêu hủy ngay trâu, bò chết vì dịch bệnh. Vệ sinh tốt chuồng, trại, phun thuốc sát trùng, khử trùng, thuốc diệt côn trùng như ruồi, muỗi, ve, mòng…

Dương Sông Lam

Hai bên thống nhất sẽ nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán tiến tới ký kết các văn kiện hợp tác như “Hiệp định Dẫn độ”, “Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự”, “Thỏa thuận phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia”,… nhằm tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác phòng, chống tội phạm giữa hai nước.

Sáng 22/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có buổi làm việc với Cục Đường bộ và các đơn vị có liên quan về phương án phân luồng giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Trước đó, Cục đường bộ ra quyết định phân luồng giao thông trên cao tốc này (cấm các phương tiện xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm và xe từ 6 trục trở lên lưu thông trên tuyến đường này), gây ra những phản ánh từ phía người dân các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và chính quyền, sở, ban ngành chức năng địa phương.

Liên quan đến clip 1 nữ sinh bị đánh hội đồng trên xe đưa đón học sinh được đăng tải trên mạng xã hội (MXH), ông Huỳnh Văn Sem, Hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Hải (xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã có văn bản gửi UBND xã Vĩnh Hải và Phòng GD-ĐT Thị xã Vĩnh Châu xác nhận, nữ sinh bị đánh trong clip là học sinh của trường.

Đó là khẳng định của ông Lê Châu Thắng, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý vận hành hầm đường bộ Đèo Cả, với PV Báo CAND trong chiều nay 22/4, sau khi có một số thông tin ngộ nhận hầm đường bộ Đèo Cả trên huyết mạch giao thông QL1A nối liền hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa bị sụt lún.

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ gần 4 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây, Công ty CP Tập đoàn Thuận An (Thuận An Group) đã lớn nhanh, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần. Trong vai trò là nhà thầu độc lập, hoặc thành viên liên danh, Thuận An đang trong thời gian thi công hàng loạt gói thầu làm cầu đường tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Qua phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện các đợt kiểm tra đột xuất, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh liên tục phát hiện nhiều cơ sở y tế hoạt động không phép hoặc trái phép. Những người xưng là bác sỹ nhưng không có đủ trình độ, năng lực, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề.

Ngày 22/4, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT cho biết, đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Tiền Giang điều tra vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, đoạn qua thị xã Cai Lậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文