Nhiều sai phạm tại một dự án nhà ở vùng ven TP Hồ Chí Minh

10:22 08/01/2021
Dự án Khu dân cư (KDC) Tân An Huy tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh được quy hoạch trong tổng thể khu đô thị mới của huyện Nhà Bè nằm dọc theo đại lộ Nguyễn Hữu Thọ, nối kết với khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.

Nằm trên khu đất có diện tích trên 20ha, dự án được phê duyệt với cấu trúc gồm nhiều phân khu chức năng, trong đó có khu đất xây dựng nhà cao tầng (gồm 9 đơn nguyên, chiều cao 18-25 tầng), khu đất xây dựng bệnh viện,trường học và khu nhà ở thấp tầng (157 căn nhà phố và khu nhà biệt thự). Dự án do Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh nhà Tân An Huy (Công ty Tân An Huy) làm chủ đầu tư.

Tại nội dung thông báo kết luận số 161/TB-TTT-P3 vừa được công bố vào cuối năm 2020, Phó Chánh Thanh tra TP Hồ Chí Minh Trần Đình Trữ cho biết, chủ đầu tư có nhiều thiếu sót, sai phạm trong việc chấp hành pháp luật quản lý, sử dụng đất (SDĐ) và việc thực hiện dự án. Bên cạnh đó là sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương cùng nhiều cơ quan chức năng của thành phố như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở Xây dựng, Cục Thuế,…

Vị trí của Khu dân cư Tân An Huy.

Tại khu nhà ở thấp tầng, chủ đầu tư xây dựng 14 căn không đúng quy hoạch được duyệt từ 2011. Tuy nhiên, do buông lỏng trong quản lý, thiếu kiểm tra trong hoạt động xây dựng nên mãi đến tháng 7/2017, Thanh tra Sở xây dựng mới phát hiện, lập biên bản xử lý. Tại khu đất xây dựng nhà ở cao tầng, trước khi được UBND thành phố chấp nhận chủ trương và công nhận Công ty TNHH Nam Sài Gòn Residences là chủ đầu tư, từ nửa năm trước đó, cụ thể vào tháng 10/2016, doanh nghiệp đã ký các “thỏa thuận đặt cọc”, với cam kết là chủ đầu tư hợp pháp của dự án.

“Đây là hành vi bị cấm của Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) do không công khai hoặc công khai không trung thực thông tin về BĐS”, Thanh tra thành phố phân tích, kết luận. Không chỉ vậy, DN này đã cho thi công ép cọc đại trà trước khi được cấp giấy phép xây dựng. Lạ một điều là trong giải trình của Thanh tra xây dựng và Phòng Cấp phép xây dựng (Sở Xây dựng) “có kiểm tra nhưng không phát hiện điều này” (?). Trong khi đó, UBND xã Phước Kiển thừa nhận không kiểm tra, xử lý việc xây dựng “chui” của Công ty TNHH Nam Sài Gòn.

Tại khu đất dành xây dựng bệnh viện, trong khi chủ đầu tư Dự án Bệnh viện sản nhi quốc tế Sài Gòn chưa thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết được UBND quận Nhà Bè phê duyệt vào 13/9/2007 theo chỉ đạo của UBND thành phố ngày 31/5/2010, thế nhưng cuối tháng 1/2013, Sở Xây dựng lại ký cấp giấy phép xây dựng có một số chỉ tiêu tăng mật độ xây dựng, tăng tầng, tăng chiều cao và diện tích sàn; vi phạm quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng được quy định rất rõ trong Luật Xây dựng,

Việc thực hiện nghĩa vụ thuế của phía chủ đầu tư cũng có nhiều sai phạm do sự buông lỏng đến mức lạ thường của ngành chức năng. Ngày 7/11/2006, Sở TN&MT phê duyệt bản đồ hiện trạng và cấp 3 giấy chứng nhận quyền SDĐ tại 3 khu cao tầng, khu đất y tế và đất giáo dục. Thế nhưng cho đến nay, Cục Thuế thành phố chưa thực hiện truy thu, truy hoàn tiền SDĐ tại 3 khu đất vừa nêu.

Trong khi đó, Sở Tài chính chưa xác định phần diện tích đất hoán đổi với nhà nước tại dự án; UBND huyện Nhà Bè lại không có văn bản phản hồi 2 văn bản của Sở Tài chính (1/2006) và Sở TN&MT (1/2012). Chính sự tắc trách, chậm trễ, thiếu trách nhiệm này mà đến nay, việc hoán đổi đất nhà nước quản lý lấy đất ở tại dự án là khó thực hiện bởi phần diện tích đất ở (313 nền đất) tại dự án theo quy hoạch được duyệt đã được chủ đầu tư chuyển nhượng hết cho các đối tác, khách hàng.

Cũng liên quan đến trách nhiệm của Sở Tài chính và UBND huyện Nhà Bè, vào cuối 2005, UBND thành phố đồng ý cho tách Dự án KDC Tân An Huy thành dự án thành Trần Thái do Công ty TNHH Trần Thái làm chủ. Ngày 10-4/2010, Phòng TN&MT huyện Nhà Bè có văn bản xác nhận bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà ở kinh doanh của DN vừa kể, với phần diện tích do nhà nước trực tiếp quản lý tại khu đất của chủ đầu tư này là 21.011m2. Thế nhưng, một tháng sau đó, ngày 11/5/2010, UBND huyện Nhà Bè xác định diện tích vừa kể chỉ còn chưa tới 13.200m2.

Đến nay, Sở Tài chính vẫn chưa phối hợp với UBND huyện Nhà Bè xác định phần đất nhà nước quản lý tại dự án và tỷ lệ hoán đổi đất đã có hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu chủ đầu tư này thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước liên quan đến phần đất nhà nước quản lý tại dự án.

Dự án làm mãi không xong, trong khi đó, chủ đầu tư nợ lại thiếu trách nhiệm với nhà nước. Thanh tra thành phố cho biết, đến nay chủ đầu tư còn nợ khoản tiền gần 155 tỷ đồng, trong đó thuế TNDN gần 80 tỷ đồng, tiền chậm nộp thuế (trước 31/10/2017) gần 70 tỷ đồng và hơn 5,2 tỷ đồng do DN tính tiền chậm nộp không chính xác. Điều khó ngờ là việc DN tính không chính xác này lại không được phát hiện do Chi cục Thuế Nhà Bè kiểm tra, đối chiếu. Điều này cũng có nghĩa nếu dự án không bị thanh tra, ngân sách nhà nước sẽ bị thất thu khoản này.

Công ty TNHH Nam Sài Gòn Residences và Công ty Ngân Hà là các chủ đầu tư được hưởng lợi từ việc thay đổi các chỉ tiêu quy hoạch (như tăng tầng cao, tăng diện tích, mật độ xây dựng,…) nhưng các sở, ngành vẫn chưa tham mưu UBND thành phố chỉ đạo cơ quan thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung trong việc thay đổi quy hoạch tại dự án. 

Về quản lý nhà nước tại dự án, theo Thanh tra thành phố, Sở TN&MT và UBND huyện Nhà Bè chưa thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thể hiện qua việc không hề có yêu cầu Công ty Tân An Huy kê khai đăng ký và báo cáo tình hình thực hiện dự án; cũng không tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc công ty trong quá trình triển khai dự án.

Về trách nhiệm của các DN, theo Thanh tra thành phố, dự án được triển khai ì ạch nhiều năm và đến khi bị thanh tra, chủ đầu tư không chứng minh được khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ thuế và tiếp tục thực hiện dự án. “Tháng 2/2017, ông Lê Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty qua đời. Thế nhưng, cho đến khi Thanh tra thành phố vào cuộc 6 tháng sau đó, HĐQT Công ty vẫn không cử người đại diện pháp luật”, Thanh tra thành phố cho biết. Trong khi đó, hàng loạt sai phạm đã diễn ra.

DNTN Phan có doanh thu 30 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng các nền đất tại khu thấp tầng, được chia lãi khu cao tầng khoảng 37 tỷ đồng, nhưng không lập hóa đơn bán hàng, không hạch toán vào sổ sách kế toán DN, không kê khai doanh thu và nộp các khoản thuế với cơ quan thuế quản lý là vi phạm Luật Kế toán, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN (có dấu hiệu trốn thuế GTGT, vi phạm pháp luật về thuế).

Liên quan đến việc chuyển nhượng khu cao tầng, Công ty Tân Phúc Hưng có khoản thu trên 152 tỷ đồng; DNTN Phan có khoản thu 37 tỷ đồng. Theo quy định, của Luật Thuế TNDN, trường hợp công ty  này và DNTN Phan không chứng minh được Công ty Tân An Huy đã nộp thay thuế TNDN thì khoản thu nhập trên phải xác định là khoản thu nhập không được miễn thuế TNDN để xác định nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Bên cạnh kiến nghị cấp có thẩm quyền chỉ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có thiếu sót, sai phạm, Thanh tra thành phố cho biết, căn cứ theo quy định về thời hạn của Luật thanh tra, đoàn thanh tra không đủ thời gian để kiểm tra nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của các công ty: Hải An, Indochina, VPF, Nhân Phúc Đức liên quan đến các khoản thu nhập từ nhận tiền phạt, chuyển nhượng vốn, góp vốn thành lập pháp nhân liên quan đến các phần đất tại dự án này nên cần tiếp tục kiểm tra làm rõ và xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật. 

Binh Huyền

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文