Nhiều sai phạm trong quản lý đất đai

10:24 31/08/2016
Vì buông lỏng quản lý hoặc cố tình sai phạm mà nhiều doanh nghiệp ở Tây Nguyên một thời được Nhà nước giao đất quản lý kinh doanh đã làm thất thoát, trục lợi bất chấp quy định.

Đây cũng là hệ lụy của một giai đoạn trì trệ, nhiều doanh nghiệp Nhà nước được giao quyền quản lý lớn đất đai nhưng làm ăn không hiệu quả...

Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ (Gia Lai) được Nhà nước giao quản lý sử dụng hơn 1.311ha đất sản xuất nông nghiệp từ năm 2001. Tuy nhiên, đến năm 2013, doanh nghiệp này đã làm đơn xin thuê đất trên diện tích 1.189,77ha đất sản xuất nông nghiệp và hơn 3,8ha đất xây dựng trụ sở, nhà máy... Diện tích giảm trên 121,6ha so với năm 2001 được Nhà nước cấp. Lý giải cho sự mất đất này, Công ty nêu lý do dân chiếm sử dụng lâu năm 25,946 ha và đất giao thông, bờ lô chiếm hơn 72,7ha...

Nhiều sai phạm ở Công ty TNHH MTV Cà phê tỉnh Gia Lai. 

Qua kiểm tra xác định của Thanh tra tỉnh Gia Lai, có 52 hộ gia đình đã hợp lý hóa đất sử dụng của Công ty Chè Biển Hồ qua nhiều năm; trong đó có 20 hộ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSĐ), 32 hộ chưa được cấp... 

Từ năm 2007 đến 2012, UBND huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai đã cấp Giấy CNQSĐ cho 19 hộ trên phần đất của Công ty Chè Biển Hồ sai quy định. Công ty Chè Biển Hồ còn bỏ ngoài sổ sách gần 18 ha đất được Nhà nước giao cho doanh nghiệp...

Trong công tác giao khoán đất nông nghiệp, phía Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ đã có nhiều vi phạm như không xây dựng phương án khoán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt với diện tích 395ha; không thực hiện đầy đủ quy trình thủ tục theo quy định trong quá trình chuyển giao từ phương thức khoán theo Nghị định 01/CP của Chính phủ sang Nghị định 135/2005/NĐ-CP, chậm triển khai thực hiện 207,8ha; thực hiện khoán trắng không đúng theo quy định của pháp luật trên 560ha. 

Công ty để cho nhiều hộ nhận khoán vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật như xây dựng nhà ở kiên cố trên đất nông nghiệp nhận khoán; tự ý chuyển mục đích sử dụng diện tích đất trồng cà phê sang trồng tiêu, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, tự ý cho người nhận khoán sang nhượng trái phép diện tích đất nhận khoán. Sau khi có chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty còn tiếp tục cho sang nhượng, ký hợp đồng giao khoán mới trái quy định. 

Những việc làm sai trái của Công ty dẫn đến hậu quả đến nay không thực hiện được việc cổ phần hóa doanh nghiệp, gây thất thoát, lãng phí lớn đất đai của Nhà nước...

Ngoài ra, Công ty Chè Biển Hồ còn miễn giảm tiền thuê đất trái quy định cho các hộ nhận khoán, làm thiệt hại nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước trên 800 triệu đồng...

Tương tự, Công ty Cà phê Chư Pah (Gia Lai) trước khi sát nhập về Công ty Cà phê tỉnh Gia Lai đã tự ý tổ chức bán đấu giá tài sản trên đất (vườn cà phê) với diện tích 46,33 ha khi chưa được phép của UBND tỉnh Gia Lai. Việc buông lỏng quản lý sử dụng đất đai ở doanh nghiệp này đã để dẫn đến việc để UBND huyện Ia Grai cấp đất của 8 hộ dân chồng lấn 12,7 ha, để nhiều hộ dân xây nhà trái phép trên đất giao khoán...

Công ty TNHH MTV Cà phê tỉnh Gia Lai cũng buông lỏng quản lý đất đai, để người dân và cán bộ nhân viên của Công ty lấn chiếm, cấp Giấy CNQSĐ sai quy định... trên 142 ha diện tích đất thuộc doanh nghiệp quản lý. Công tác giao khoán vườn cây còn nhiều sai sót, để xảy ra việc chuyển nhượng trái phép. 

Lợi dụng việc chuyển nhượng sai quy định, Công ty đã thu tiền từ năm 2008 đến nay của 372 trường hợp, với tổng số trên 4,3 tỷ đồng; không kê khai nộp thuế đất với số tiền gần 500 triệu đồng...

Hàng loạt sai phạm trên của các doanh nghiệp đã gây thất thoát, lãng phí lớn tài sản của Nhà nước, gây bức xúc dư luận... Căn cứ theo các quy định của pháp luật, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai quyết định chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngọc Như

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文