Tin thêm về vụ tranh chấp thương mại tại Công ty CP nước khoáng Thanh Thủy

08:21 16/04/2016
Ngày 12-4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Phú Thọ tiếp tục xét xử vụ kiện dân sự tranh chấp thương mại giữa các cổ đông Công ty CP nước khoáng Thanh Thủy (Công ty Thanh Thủy). Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, nhiều vấn đề tranh chấp chưa được giải quyết.


Nguyên đơn trình bày “tiền hậu bất nhất”

Như Báo CAND đã đưa tin, Công ty Thanh Thủy được thành lập từ năm 2010 do 3 cổ đông sáng lập là: Công ty TNHH Sông Thao, ông Nguyễn Xuân Tiền và ông Đặng Đức Truyền. Ông Nguyễn Xuân Tiền góp vốn gần 3,5 tỷ đồng (tương đương 40% vốn điều lệ) – là Giám đốc Công ty Thanh Thủy; Công ty Sông Thao góp 3,672 tỷ đồng (tương đương 40% vốn điều lệ) bao gồm mặt bằng sản xuất 10.455m2 đất và tài sản trên đất; ông Đặng Đức Truyền góp hơn 1,7 tỷ đồng (tương đương 20% vốn điều lệ) bằng công nghệ xử lý nước khoáng.

Nhà máy nước khoáng Thanh Thủy được xây dựng trên đất Công ty Sông Thao được giao làm Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng. Quá trình triển khai xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động, giữa các cổ đông của Công ty Thanh Thủy đã phát sinh tranh chấp khiến nhà máy ngừng hoạt động, nhiều người lao động mất việc làm.

Sản phẩm của Công ty nước khoáng Thanh Thủy bị tồn kho do tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty.

Năm 2015, Công ty Thanh Thủy đại hội cổ đông và tăng vốn điều lệ, công bố phát hành cổ phần. Tuy nhiên, Công ty Sông Thao không tham gia đại hội cổ đông, nhiều lần không tham gia vào các cuộc họp của Công ty Thanh Thủy nên đã bị khai trừ ra khỏi Hội đồng quản trị. 

Cho rằng việc làm đó ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, ông Nguyễn Văn Sim đại diện Công ty Sông Thao đã khởi kiện Công ty Thanh Thủy ra TAND tỉnh Phú Thọ, yêu cầu Công ty Thanh Thủy phải di chuyển nhà máy, yêu cầu Công ty Thanh Thủy nộp tiền thuê đất, giải quyết vấn đề tài sản…

Ngày 22-3, TAND tỉnh Phú Thọ đã xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp giữa các cổ đông, tuy nhiên phiên tòa phải hoãn để Hội đồng xét xử xác minh thêm chứng cứ.

Ngày 12-4, TAND tỉnh Phú Thọ tiếp tục xét xử vụ tranh chấp này. Trong thời gian hoãn phiên tòa, ông Sim có đơn gửi Tòa xin rút yêu cầu khởi kiện thứ 4 là không đòi nộp tiền thuê đất của Công ty Thanh Thủy.

Trước tòa, ông Sim vẫn khẳng định Công ty Thanh Thủy xây dựng nhà máy trái phép trên đất thuộc quyền sở hữu của Công ty Sông Thao và yêu cầu Công ty Thanh Thủy phải dỡ bỏ nhà máy trả đất cho Công ty Sông Thao.

Ông Tiền bức xúc: “Ngay từ ban đầu Công ty Sông Thao tự nguyện góp 3,672 tỷ đồng (40% vốn điều lệ) là giá trị của mặt bằng sản xuất 10.455m2, nay là nhà máy sản xuất của Công ty Thanh Thủy. Việc kiện Công ty Thanh Thủy chiếm giữ trái phép là vô lý. Không phải bỗng dưng mà có một nhà máy đóng chai nước khoáng trên đất Công ty Sông Thao được giao làm dự án. Việc xây dựng nhà máy là cả một quá trình”.

Tranh luận về việc tiến hành các thủ tục như gửi giấy mời họp đại hội cổ đông để thay đổi vốn điều lệ cũng diễn ra khá gay gắt. Ông Sim trình bày “tiền hậu bất nhất”, lúc bảo không nhận được, lúc lại thừa nhận khi nói rằng Công ty Thanh Thủy không gửi kèm tài liệu. 

Khi nói đến Biên bản thỏa thuận số 01 năm 2010 là căn cứ góp vốn hợp tác, lúc đầu ông Sim nói rằng không biết ông Tiền lấy văn bản đó ở đâu ra, nhưng sau đó chính ông Sim lại thừa nhận có bản thỏa thuận này. Trong khi đó, Hội đồng xét xử đã công nhận Biên bản thỏa thuận số 01 là cơ sở, là tiền đề để hai bên có các hợp đồng tiếp theo.

Bài học trong hợp tác đầu tư   

Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Sông Thao đối với Công ty Thanh Thủy, xác nhận diện tích đất 10.455m2 thuộc quyền sử dụng của Công ty Sông Thao và cho rằng đây không phải là cổ phần đóng góp của Công ty Sông Thao vào Công ty Thanh Thủy.

Đối với phần góp vốn của ông Đặng Đức Truyền (20%) là công nghệ lọc nước khoáng, Hội đồng xét xử cho rằng chưa có căn cứ khẳng định ông Truyền là chủ sở hữu hợp pháp đối với công nghệ xử lý nước khoáng vì ông Truyền chưa được cấp bằng sở hữu trí tuệ. Vì thế ông Truyền đã mất tư cách thành viên góp vốn.

Hội đồng xét xử cho rằng trước Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2, ông Tiền gửi giấy mời và có chữ ký của người nhận, xét về thực tế là ông Tiền có mời Công ty Sông Thao đến họp nhưng chưa đầy đủ quy định (ví dụ phải gửi thông báo, thông báo có dấu đảm bảo hoặc kèm trang thông tin điện tử và nội dung cuộc họp…).

Tòa cho rằng Công ty Sông Thao chưa đủ điều kiện để thay đổi vốn điều lệ nên tuyên hủy kết quả Hội đồng quản trị ngày 22-6-2015 và Biên bản họp đại hội cổ đông của Công ty Thanh Thủy, yêu cầu Công ty Thanh Thủy tổ chức lại đại hội cổ đông.

Đối với phần đề nghị giải quyết về tài sản, do các bên chưa chứng minh được số vốn đóng góp, chưa xác định được vị trí pháp lý của từng thành viên trong công ty nên Hội đồng xét xử tách ra, đề nghị các đương sự tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có đơn đề nghị giải quyết trong một vụ án khác.

Kết thúc xét xử sơ thẩm, ông Nguyễn Xuân Tiền cho biết ông sẽ có đơn kháng cáo. Trên thực tế ông Tiền đã đóng góp công sức, tiền bạc để xây dựng nhà máy, ông Truyền cũng đã bàn giao công nghệ lọc nước thì nhà máy mới có thể hoạt động và bán sản phẩm ra thị trường, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nhiều năm qua. Bởi vậy việc tòa tuyên bố ông Truyền mất tư cách thành viên góp vốn là chưa bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ông Truyền.

Bên cạnh đó, trong việc định giá tài sản xây dựng công trình thì đã có kết quả kiểm toán và kiểm định chất lượng công trình hợp pháp. Đây có thể coi là căn cứ để xác định giá trị góp vốn của các thành viên trong Công ty Thanh Thủy nhưng chưa được xét đến trong phiên tòa sơ thẩm này. Báo CAND sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin về vụ việc trên.

Việt Hà

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.