Nỗi khổ từ những dự án làm đường với tốc độ “rùa”!

08:59 27/08/2018
Trên địa bàn thị xã Đồng Xoài - trung tâm tỉnh lỵ Bình Phước hiện có rất nhiều tuyến đường đã được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp nhưng không biết đến bao giờ mới hoàn thành vì nhiều lý do. Người dân sinh sống trên những tuyến đường trung tâm này ngày đêm phải khổ sở đương đầu với nắng bụi mưa lầy, mặc dù thị xã Đồng Xoài đang vào giai đoạn nước rút để lên thành phố vào cuối năm nay.

Dự án nâng cấp đường Phan Bội Châu (nằm giữa ấp 1, xã Tiến Thành và phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, dài 520m nối QL14 với đường Tôn Đức Thắng) được khởi công ngày 13-2-2017 và theo cam kết sẽ hoàn thành sau 90 ngày. Dự án có mặt đường rộng 12m, vỉa hè mỗi bên 8m, tổng vốn đầu tư hơn 3,6 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay tuyến đường mới được thảm nhựa khoảng 400m, còn phần vỉa hè chưa được thi công do tại ngã ba đường Phan Bội Châu - QL14 chưa giải phóng được mặt bằng.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Trưởng Ban QLDA giao thông, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước (Ban này đã giải thể) cho hay, dự án bị vướng bởi một hộ dân chưa di dời, do đó không có mặt bằng cho đơn vị thi công nên phải tạm dừng. Sở đã tham mưu UBND tỉnh bố trí khu đất ngoài khu vực bảo vệ hành lang đường Phan Bội Châu để giao 1 lô tái định cư tại chỗ cho hộ dân này. Phương án đã được chấp thuận nhưng đường Phan Bội Châu không biết đến bao giờ mới hoàn thành.

Thực hiện các công trình phụ trợ phục vụ dự án đầu tư xây dựng công viên văn hóa tỉnh, năm 2010, UBND tỉnh chấp thuận đầu tư hai tuyến đường Nguyễn Chánh và dự án đường 30 (thuộc địa bàn phường Tân Bình). Trong đó, đường Nguyễn Chánh dài hơn 500m từ QL14 vào đến đường 30.

Theo thiết kế, đường Nguyễn Chánh rộng 23m, trong đó mặt đường 11m, vỉa hè mỗi bên 6m và hệ thống cấp thoát nước với tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 5,6 tỉ đồng. Ngày 14-4-2014, dự án được khởi công xây dựng. Theo cam kết, tuyến đường sẽ hoàn thành sau 150 ngày thi công (hoàn thành giữa tháng 9-2014).

Đường Nguyễn Chánh dài nửa kilomet, làm 4 năm không xong.

Đến nay, công trình đường Nguyễn Chánh đã hoàn thiện được vỉa hè, cùng hệ thống thoát nước mỗi bên dài 450m. Và thảm bê tông nhựa nóng khoảng 450m chiều dài của tuyến đường, còn 57m hiện chưa có mặt bằng để thi công. Như vậy, sau gần 4 năm, đường Nguyễn Chánh vẫn còn ngổn ngang và không biết đến bao giờ hoàn thành. Nguyên nhân do khâu giải tỏa đền bù đối với một số hộ dân có nhà, đất mặt tiền QL14 chưa có lối ra.

Theo Sở Xây dựng Bình Phước, phần đấu nối giữ tuyến đường với QL14 hiện còn ba hộ dân không chịu nhận tiền đền bù nên không có mặt bằng thi công. Sở cũng đã có ý kiến với Trung tâm Phát triển quỹ đất của thị xã Đồng Xoài về vấn đề này nhưng chưa được giải quyết.

“Trong số các hộ dân nói trên có một gia đình bị giải tỏa có 600m2 đất thổ cư. Theo quy định thì hộ này được cấp 2 lô tái định cư theo mức hạn điền là 300m2/lô. Thế nhưng, gia đình này đưa ra lý do hai vợ chồng đã ly hôn và hai đứa con đã tách hộ nên yêu cầu phải được cấp 4 lô đất tái định cư là không thể thực hiện được” - một cán bộ Sở Xây dựng Bình Phước cho hay.

Hiện căn nhà chưa giải tỏa được đang án ngữ ngay đầu đường Nguyễn Chánh giáp QL14 được cho thuê làm tiệm rửa, sửa chữa xe máy. Tuy nhiên, sâu vào phía trong khu vực Nguyễn Chánh là khu dân cư Tân Trà, Thanh Bình của phường Tân Bình với trên 300 hộ dân nên mật độ phương tiện vào ra rất lớn. Trong khi đó, vì không giải tỏa được nên hầu hết các phương tiện chỉ đi theo lối mòn nhiều ổ voi, ổ gà mưa xuống thì sình lầy còn ngày nắng bị bụi mù mịt.

Việc đường không được tuyến dẫn đến nhiều hệ lụy như mặt đường Nguyễn Chánh mới làm xong  đã có dấu hiệu xuống cấp và trở thành bãi tập kết rác thải, đã đổ xà bần vừa gây ô nhiễm môi trường vừa mất mỹ quan đô thị. Vì vậy, người dân ở khu vực này rất bức xúc và đã kiến nghị cơ quan chức năng chỉ đạo để công trình sớm được hoàn thành.

Cũng nằm trong dự án mở đường phục vụ công viên văn hóa tỉnh, đường 30 có chiều dài 1.418m nối đường Phú Riềng Đỏ đến đường Nguyễn Chánh, phường Tân Bình. Dự án này có thiết kế mặt đường 12m thảm bê tông nhựa nóng, vỉa hè mỗi bên rộng 8m và được khởi công từ tháng 10-2015, dự kiến hoàn thành sau 10 tháng.

Thế nhưng, trên hiện trường của dự án này đơn vị thi công đã san ủi mặt bằng, làm nền hạ, đặt cống thoát nước, rải nhựa được một số đoạn. Còn một số khúc chưa được giải phóng mặt bằng. Đầu năm 2016, khi công trình đang thi công nham nhở từng khúc như kiểu “cóc nhảy” thì đơn vị thi công rút hết công nhân và thiết bị rời khỏi hiện trường.

Dự án đường 30 có 148 hộ dân thuộc diện giải tỏa. Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ 92 hộ và đã có 72 hộ nhận tiền và di dời, còn 20 hộ chưa nhận tiền đền bù nên chưa giao mặt bằng vì chưa có đất tái định cư. Số hộ còn lại chưa được áp giá do chưa có đơn giá đền bù đất theo giá cụ thể. Trước thực trạng đó, Sở Xây dựng đã có tờ trình tham mưu UBND tỉnh trong việc chỉ đạo các ngành và UBND thị xã Đồng Xoài tập trung tháo gỡ những vướng mắc nói trên nhưng đến nay dự án vẫn chưa nhúc nhích.

Ngoài ra, hàng loạt tuyến đường nội ô thuộc các phường Tân Phú, Tân Đồng, Tân Thiện, khu vực trung tâm thị xã Đồng Xoài không được đầu tư mà chỉ là đường đất đỏ hoặc đầu tư nửa chừng rồi bỏ hoang đã gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người dân, nhất là làm cho bộ mặt đô thị thêm nhem nhuốc trong bối cảnh thị xã Đồng Xoài đang “chạy nước rút” lên thành phố vào cuối năm nay.

Đức Trí

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文