Ô nhiễm ở làng nghề hầm than

07:14 28/08/2018
Lãnh đạo UBND Xuân Hòa cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi do khói bụi than thoát ra ngoài và chủ yếu ở khu vực tập trung nhiều lò hầm than chứ các nơi khác vẫn ổn, bà con trồng trọt vẫn tốt...


Được hình thành trên nửa thế kỷ, làng nghề hầm than xã Xuân Hòa (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), có 430 hộ với 939 lò than, mỗi năm cho ra thị trường 46.000 tấn than, doanh thu gần 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh cái được thì làng nghề hầm than Xuân Hòa đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi từ các lò hầm than thải ra, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cũng như sản xuất của người dân.

Theo đó, hằng ngày, khói bụi từ các lò hầm than tỏa ra mù mịt cả vùng, hủy hoại rau màu, vườn tược… khiến không ít vườn cây ăn trái bị khói bụi tàn phá, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng mỗi hécta cây trồng. Không những thế, khói bụi đã ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nơi đây. Đến Xuân Hòa, ấn tượng đầu tiên là khói bụi “in dấu” khắp nơi.

Cây cối, nhà cửa, hàng rào, biển báo giao thông… đều bị ám khói đen kịt. Thậm chí, cây cầu treo Xuân Hòa nối từ ấp Hòa Lộc 2 sang ấp Hòa Thạnh sơn màu xanh cũng bị khói ám đen. Còn hai bên bờ sông, hàng trăm lò than đang hoạt động xả khói, khiến bụi than bay mù mịt.

Nghề hầm than cho thu nhập cao, nhưng người dân phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường.

Dù ở khá xa nhưng mái nhà của trụ sở UBND xã, Trạm y tế xã cũng bị phủ kín một màu đen. Không chỉ vậy, khói bụi từ các lò hầm than ở Xuân Hòa cũng là nguyên nhân khiến nhiều thợ lò, người già, trẻ em ở đây bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi, ho, viêm phế quản...

Lãnh đạo UBND Xuân Hòa cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi do khói bụi than thoát ra ngoài và chủ yếu ở khu vực tập trung nhiều lò hầm than chứ các nơi khác vẫn ổn, bà con trồng trọt vẫn tốt. Tại nơi có nhiều lò hầm than, bà con trồng sầu riêng cho hiệu quả vì loại cây ăn trái này thích ứng với điều kiện của khu vực lò hầm than.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nói trên, địa phương đã có báo cáo với cấp trên và ngành chức năng để tìm biện pháp khắc phục đến nay vẫn chưa có giải pháp phù hợp. Theo lãnh đạo xã Xuân Hòa, thời gian qua, các sở, ngành liên quan đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm xử lý khí thải từ lò hầm than phù hợp với quy mô hộ gia đình.

Song, chi phí cho một hệ thống xử lý khí thải đã được nghiên cứu còn khá đắt so với thu nhập từ lò hầm than mang lại nên người dân chưa ủng hộ.  Hiện, chỉ có hộ ông Nguyễn Văn Triển (ấp Hòa Thạnh) đang áp dụng mô hình xử lý khí thải lò hầm than bằng phương pháp phun sương cho hiệu quả cao. Ông Triển cho biết: Hệ thống xử lý khí thải lò hầm than bằng phương pháp phun sương gồm bộ phận chính là tháp rỗng phun nước.

Trong tháp này, lượng nước phun được tăng cường với lưu lượng lớn. Vật liệu chính của hệ thống được sản xuất từ composite. Đây là loại vật liệu có tính chịu nhiệt, vừa đáp ứng được cho xử lý khí thải lò hầm than vừa là vật liệu dễ kiếm, giá cả hợp lý. Hệ thống thu gom khí thải tốt, không cần quạt hút khói, vừa giảm được chi phí vận hành vừa không ảnh hưởng đến chất lượng của than, đáp ứng được yêu cầu của người hầm than.

Ở lò lắp đặt hệ thống xử lý, công nhân vận hành lò không còn bị cay mắt, khó thở, không có mùi khét khó chịu. Khói thải ra có màu trắng (ít bụi than) nên ít ảnh hưởng cây trồng ở xung quanh.  Kinh phí cho mỗi hệ thống khoảng 22 triệu đồng.

Được biết, mấy năm trước, tỉnh Sóc Trăng có đề án quy hoạch tập trung các lò hầm than vào một vùng và áp dụng mô hình xử lý khói bụi. Tuy nhiên, đến nay đề án vẫn chưa được triển khai vì chưa có kinh phí và người dân không đồng ý với việc di dời này…

Đ.Văn – C.X

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/4 (giờ địa phương) đã nhấn mạnh rằng việc loại điện thoại thông minh và máy tính khỏi danh sách áp mức thuế quan đối ứng của ông đối với Trung Quốc sẽ không kéo dài, cam kết sẽ tiến hành một “cuộc điều tra thương mại an ninh quốc gia” đối với ngành bán dẫn.

Báo CAND đã đưa tin ban đầu về đường dây sản xuất, buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn do Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường chủ mưu cầm đầu vừa bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phối hợp Văn phòng CSĐT triệt phá. Ngoài làm rõ cơ chế sở hữu chéo phức tạp với lợi ích chi phối rộng khắp của hệ sinh thái này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng phanh phui những khuất tất trong hoạt động tài chính kế toán của Công ty Rance Pharma và Hacofood, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước ước tính hơn 28 tỷ đồng.

Ảnh hưởng không khí lạnh, các tỉnh thành phố ở miền Bắc được dự báo có mưa vài nơi sau hửng nắng, trời mát. Thủ đô Hà Nội mức nhiệt từ 18-27 độ C. Khu vực Nam Bộ duy trì nắng nóng 35 độ C, về chiều tối có mưa.

Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Đinh Hồng Hải (SN 1996, trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; hiện ở tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về hành vi giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ một đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với quy mô lớn liên quan đến Hải và đồng bọn.

Chiều 13/4, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 21 công dân cư trú bất hợp pháp tại Campuchia. Các đối tượng này bị lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, đưa về Việt Nam qua cửa khẩu.

Trong lúc đang nằm ngủ với các con tại nhà riêng thì anh Q. bất ngờ bị vợ dùng dao cứa vào cổ. Thấy vậy, anh Q. chạy ra ngoài kêu cứu thì bị vợ đuổi theo chém nhiều nhát vào vùng đầu khiến anh Q. phải nhập viện cấp cứu.

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文