“Quỹ đen” hàng tỷ đồng ở Cục Đường thuỷ nội địa

08:36 05/09/2018
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Kết luận số 9633/KL-BGTVT kết luận nội dung thông tin phản ánh về “nghi vấn” quỹ đen tại Cục Đường thủy nội địa.

Lập “quỹ đen” từ tiền thu của nhà thầu

Bộ GTVT cho biết, Tổ xác minh của Bộ GTVT đã làm việc với ông Phạm Văn Thông, nguyên Giám đốc Ban QLDA đường thủy nội địa, trực thuộc Cục Đường thủy nội địa. 

Ông Thông đã thừa nhận, vào cuối năm 2015 đến năm 2016, trong giờ làm việc có một số nhà thầu đến phòng làm việc của ông Thông đưa tiền và ông Thông đã nhận. 

Cũng theo ông Thông, việc đưa tiền này theo chỉ đạo bằng miệng của ông Trần Đức Hải, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Theo đó, ông Thông đã nhận tiền của 15 nhà thầu, tổng số tiền là 4.800.650.600 đồng. 

Song, hồ sơ xác minh thể hiện có 10 nhà thầu không ký tên, 5 nhà thầu đã ký tên theo phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Công ty tư vấn Giao thông công cộng Hải Phòng ký nộp 628.106.364 đồng; Công ty Đất Việt ký nộp 258.833.182 đồng; Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình thủy, ký nộp 321.000.000 đồng; Công ty HCC và Công ty ALPHA, ký nộp cho ông Nguyễn Long (Trưởng phòng Tài chính) 100.000.000 đồng (tạm ứng); Công ty tư vấn 89, ký nộp 330.000.000 đồng. 

Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam có “ quỹ đen” .

Ông Thông nhận của 5 nhà thầu số tiền 1.537.939.546 đồng. Còn ông Long không thừa nhận mình đã nhận số tiền nêu trên. 

“Từ các chứng cứ thu thập được đã nêu và phân tích ở trên, cũng như tài liệu được báo chí cung cấp cho thấy, sơ bộ giám định bằng mắt thường các chữ ký của 5 cá nhân đại diện cho 5 nhà thầu cơ bản có thể là của các nhà thầu ký. Mặc dù, các nhà thầu không thừa nhận chính chữ ký của mình, nhưng người nhận tiền đã khai nhận. 

Từ việc thu, giữ số tiền này, nên ông Thông đã dùng số tiền thu được để chi cho các cá nhân Cục Đường thủy nội địa thực hiện các nội dung, như tổ chức hội nghị, hội thao, chi tiền ăn cho cán bộ, công chức và người lao động... (việc chi các nội dung nêu trên đều được các lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa phê duyệt hoặc các cá nhân tự lấy tiền từ ông Thông)”, kết luận của Bộ GTVT cho biết. 

Đặc biệt, Bộ GTVT cho biết, trong quá trình Tổ điều tra xác minh, hồ sơ, tài liệu báo chí cung cấp có dấu hiệu ngụy tạo chứng cứ pháp lý, song chưa xác định được cá nhân, tổ chức nào.  

Theo Bộ GTVT do chưa có kết quả đối chất, thẩm vấn các nhân chứng, Tổ xác minh chỉ xác minh đối với ông Thông, từ lời khai một phía của ông Thông cho rằng có sự chỉ đạo bằng miệng của ông Trần Đức Hải. Vì vậy, nội dung phản ánh chưa đủ căn cứ để kết luận có sự chỉ đạo của ông Hải.

Liên quan đến việc trích phần trăm từ 15 nhà thầu theo phản ánh, Bộ GTVT cho biết, có 14/15 nhà thầu trừ Công ty Quản lý đường sông số 6 (do Giám đốc đã mất vào năm 2017), không công nhận bàn bạc với Cục Đường thủy nội địa về trích tỷ lệ phần trăm: 6%, 10%, 15% đến 20%; không nghe ai chỉ đạo nộp tiền; không nộp tiền cho ông Phạm Văn Thông. 

Vì vậy, nội dung thông tin phản ánh về việc các nhà thầu trúng thầu phải trích phần trăm như đã nêu ở trên là chưa có cơ sở. Về việc chi tiền, Bộ GTVT kết luận, tổng cộng có 9 cá nhân là chuyên viên, Trưởng các phòng nghiệp vụ đề xuất chi, sau đó lấy tiền từ ông Phạm Văn Thông để chi phí chung cho Cục Đường thủy nội địa, tổng số tiền là 406.318.526 đồng. Còn lại, ông Thông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số tiền xấp xỉ 4,4 tỷ đồng.

Sai phạm do lỗi chủ quan?

Kết luận cũng nêu rõ: Trách nhiệm trước hết thuộc người đứng đầu là Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, các Phó Cục trưởng, các Trưởng phòng nghiệp vụ và các chuyên viên tham mưu Cục. 

Bộ GTVT đã chỉ đạo cơ quan tham mưu của Bộ tổ chức triển khai và xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm từ Cục trưởng đến các Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. 

Đồng thời, chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xử nghiêm đối với các cá nhân có liên quan đến việc nhận tiền từ ông Phạm Văn Thông - nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đường thủy nội địa do có sai phạm lấy tiền của các nhà thầu cuối năm 2015 đầu năm 2016. 

“Hành vi thu tiền của các nhà thầu, hành vi duyệt chi tiền cho các cá nhân Cục Đường thủy nội địa để chi phí chung như: Hội nghị, hội thao, ăn uống, phòng nghỉ, tiếp khách… của Cục Đường thủy nội địa là  hành vi vi phạm pháp luật, tính chất mức độ là nghiêm trọng, bị dư luận xã hội lên án, các cá nhân vi phạm đáng bị trừng phạt bởi pháp luật để răn đe làm gương cho những ai, đã, sắp và chuẩn bị vi phạm”, kết luận của Bộ GTVT nêu rõ.

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu tổ chức kiểm điểm đối với ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng, ông Trần Đức Hải, Phó Cục trưởng ông Trần Văn Thọ, nguyên Phó Cục trưởng, nay là Thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, do có sai sót trong việc ký duyệt, để cá nhân lấy tiền từ ông Thông. 

Ngoài ra, Bộ GTVT đã có quyết định thu hồi số tiền 4.394.332.074 đồng của ông Thông và thu hồi số tiền 406.318.526 đồng của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do sai phạm để các cá nhân lấy tiền từ ông Thông, nộp vào ngân sách Nhà nước thông qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ GTVT. 

Còn với Cục Đường thủy, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và theo phân cấp, kịp thời, khẩn trương tổ chức kiểm điểm nghiêm khắc trách nhiệm của các cá nhân có liên quan theo kết luận.

Phạm Huyền

Mấy năm trong công cuộc "đốt lò", xảy ra bao chuyện bi hài. Không ít vị lãnh đạo mới hôm qua còn "lên lớp" khuyên răn cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ phải trọng chữ đức, phải liêm, chính, không tham ô, tham nhũng, không suy thoái, vậy mà hôm sau bị khui lộ biết bao chuyện giật mình. Trong hội thảo, hội nghị, những bài học về giáo dục đạo đức, liêm, chính vẫn diễn ra đều đặn, người học vẫn mải miết học, người dạy say sưa dạy, nhưng ngoài đời dường như nhiều người lại coi việc dạy và làm là hai phạm trù tách biệt nhau.

Dự thảo luật được xây dựng nhằm bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, về bầu cử sớm, rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Lúc 23h20 ngày 11/5, Đội Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Lâm Đồng nhận được tin báo từ bến xe khách liên tỉnh Đà Lạt, có một đối tượng trộm xe ôtô loại 16 chỗ ngồi để ở khu vực bãi đậu xe.

Là một trong những điểm mỏ được quy hoạch, cấp phép để phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn, thế nhưng suốt gần 1 năm qua, hai mỏ đất san lấp của doanh nghiệp tại Nghệ An đã buộc phải ngừng hoạt động vì bị người dân vô cớ ngăn cản dù chủ đầu tư không có bất cứ hoạt động nào gây phương hại hay ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. 

30/4 - ngày đất nước thống nhất - là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. 50 năm đã qua, thế hệ cha anh từng bước qua chiến tranh, nếm trải khói lửa và dựng xây hòa bình. Giờ đây, trong ngày hội lớn của non sông, hàng triệu người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ, cùng nhau viết tiếp ước mơ hòa bình của thế hệ đi trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được giá trị của hòa bình...

Sau gần một năm ra đời và hoạt động, lực lượng tham gia đảm bảo ANTT cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đắc lực cho lực lượng Công an làm tốt công tác nắm tình hình địa bàn, tuyên truyền phổ biến pháp luật và triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống tội phạm.

Dưới nhiều hình thức dẫn dụ, các App cờ bạc đang len lỏi vào học đường khiến bậc phụ huynh lo lắng. Để ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng này, ngành giáo dục và cơ quan chức năng đã đẩy mạnh tuyên truyền, giúp học sinh nâng cao cảnh giác.

Theo dự kiến, Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An sẽ đưa bị can Lê Thanh Nhất Nguyên, sinh năm 1991, ngụ số 191A, ấp Lập Thành, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An (nơi được gọi là “Tịnh thất bồng lai”) ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị can Lê Tùng Vân, sinh năm 1932 (cùng ngụ địa chỉ trên) ra xét xử về tội loạn luân trong tháng 5 này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.