Rừng Tây Nguyên đang thoi thóp vì chảy máu dữ dội

07:08 22/04/2016
Đi về những vùng hạn ở Ea Súp, Buôn Đôn, Chư Pưh, Chư Prông, Sa Thầy, Ia HDrai... của các tỉnh Tây Nguyên mùa này khí hậu khắc nghiệt khó tả. Những vùng đất khi xưa ngút ngàn rừng nhưng bây giờ xơ xác.


Bà Rơ Châm HDeo - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Gia Lai, một người con gắn bó mật thiết với buôn làng, núi rừng Tây Nguyên trong bao năm tháng chiến tranh ở chiến trường này xót xa: “Rừng mất gần hết rồi!”. Bà kể, hồi chiến tranh, quân đội Mỹ rải chất độc da cam xuống núi rừng Tây Nguyên để xóa sạch cây rừng, tìm nơi trú ngụ của bộ đội Việt Nam. 

Ấy vậy mà những cây rừng còn sót lại vẫn gượng dậy vươn mình che bóng cho buôn làng... Sau ngày giải phóng, những cánh rừng già vẫn còn khá nhiều ở Tây Nguyên nhưng bây giờ thì đã cạn kiệt. Nắng cao nguyên trút xuống những cánh đồi không bóng cây che đỡ thì không thể đủ lượng nước cứu được cây trồng, đất không thể không hóa bạc...”

Vụ khai thác gỗ trái phép quy mô lớn ở Đắk Nông.

Những điểm rừng cuối cùng ở các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên trên đất Tây Nguyên và vùng lân cận còn sót lại đang trở thành điểm “nóng” của lâm tặc. Vùng đất KBang, Gia Lai đang bị lâm tặc xâu xé từng ngày. Từ gỗ hương đến gỗ dổi... năm nào lâm tặc cũng tàn sát ở tận rừng sâu. Trong khi đó công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều lỏng lẻo, lâm tặc phá rừng bất chấp và đe dọa, khống chế cả lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ.

Ông Đinh Ích Hiệp - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kbang, Gia Lai cho biết, vụ chống người thi hành công vụ xảy ra ở khoảnh 4, Tiểu khu 94, thuộc rừng phòng hộ do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa quản lý khi phát hiện một nhóm lâm tặc dùng cưa xăng “xẻ thịt” gỗ hương là nghiêm trọng. Năm 2015, Công ty TNHH MTV Krông Pa đã có 104 cây gỗ hương (nhóm I) “biến mất” khỏi rừng lúc nào không biết mà không ai chịu trách nhiệm. Gỗ hương tiền tỷ ở rừng quý Kbang ấy có chủ mà như vô chủ.

Hay vụ ông Tô Văn Quỳ - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm trường Trạm Lập ở xã Sơn Lang (Kbang, Gia Lai), treo cổ tự tử tại chòi rẫy gần trụ sở công ty, để lại nhiều câu hỏi về tình trạng khai thác gỗ trái phép ở đây, với hàng trăm gốc cây gỗ dổi “biến mất” khỏi rừng mà chưa tìm ra thủ phạm. 

Đầu tháng 4-2016, khu vực rừng sản xuất của huyện Kon Plông (Kon Tum) tiếp giáp với huyện Kbang (Gia Lai) lại bị lâm tặc xâu xé ở khu vực cách vị trí chốt liên ngành huyện Kbang (Gia Lai) chừng 2km. Điểm phá rừng ở khu vực Tiểu khu 502 nằm ở vị trí giáp ranh rừng giữa Gia Lai - Kon Tum với nhiều cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ xẻ hộp rồi vận chuyển tiêu thụ...

Trong 3 năm thực hiện phương án chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, toàn tỉnh Kon Tum đã phát hiện và xử lý 1.893 vụ vi phạm với 6.382,8m3 gỗ trái phép và 185,6ha rừng bị thiệt hại. Tỉnh Kon Tum cũng thừa nhận việc vi phạm lâm luật còn nhiều, các địa phương chưa quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy ổn định lâu dài cho dân, một số chủ rừng chưa có biện pháp ngăn chặn và xử lý dứt điểm những đối tượng phá rừng ở các khu vực giáp ranh với tỉnh Gia Lai và dọc quốc lộ 24...

Trong khi đó, tình trạng phá rừng ở Đắk Lắk và Đắk Nông cũng phức tạp không kém. Ở Vườn Quốc gia Yok Đôn đã đưa ra con số trong tháng 3-2016, lâm tặc đã đột nhập khai thác trái phép 117 cây gỗ quý như giáng hương, căm xe, cà chít… ở khu vực quản lý của các trạm số 5, 7, 11 và Đrang Phốk, tăng 30 cây so với cùng kỳ năm ngoái.

Vụ phá rừng, khai thác gỗ quy mô lớn ở Đắk Nông với khối lượng thu giữ trên 250m3 tập kết ở địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong cũng đang gây bức xúc dư luận. Hàng loạt cán bộ kiểm lâm ở địa phương đang bị tạm đình chỉ công tác để giải trình sự bất minh của hàng trăm mét khối gỗ trái phép tập kết về địa bàn mà không phát hiện kịp thời. Đến khi lực lượng Cảnh sát kinh tế của Bộ Công an vào cuộc thì sự việc mới vỡ lở...

Sự tan hoang của rừng Tây Nguyên không chỉ do sự thiếu trách nhiệm của cấp chính quyền, cơ quan chức năng và lực lượng quản lý bảo vệ rừng mà còn có nguyên do của khe hở pháp lý và cơ chế chính sách trong việc quản lý bảo vệ rừng hiện nay.

Vì vậy, rừng mất từng ngày, nguy cơ hạn hán, bão lũ đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống con người, nhưng sự giàu có nhờ rừng chỉ mang lại cho những cá nhân “đặc biệt” mà pháp luật vẫn chưa thể tìm ra tận gốc để tiêu diệt.

Ngọc Như

Lúc 14h ngày 15/4/2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên chuyên cơ, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ tư đến Việt Nam. Trong số những người tiễn ông ở sân bay quốc tế Nội Bài, có Thượng tá Hoàng Văn Tú, cán bộ Đội bảo vệ khách quốc tế, Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an. Đây là lần thứ ba, anh có vinh dự làm nhiệm vụ bảo vệ vị khách đặc biệt này.

Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Bộ Công an chủ trì xây dựng là một dự án luật quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân đồng thời cũng là bước đi thận trọng, kỹ lưỡng, có quá trình và sự chuẩn bị công phu của Chính phủ. Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với Thượng tá Nguyễn Bá Sơn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, đơn vị được giao chủ trì tham mưu xây dựng dự án Luật xoay quanh những nội dung của dự án Luật.

Tháng Tư về, khi những cơn gió đầu hè mơn man qua từng tán cây xà cừ trên đường phố Hà Nội cũng là thời điểm bà Elisabeth Dahlin - cựu Tổng Thư ký Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Save The Children), nhà ngoại giao kỳ cựu, người bạn của Việt Nam - trở lại mảnh đất bà từng gọi là “mái nhà thứ hai” sau hơn hai thập kỷ gắn bó.

Sáng 27/4, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự lái xe Nguyễn Văn Tư (SN 1984), trú tại xã Tân Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" liên quan đến vụ lật xe khách trên Tam Đảo vào sáng 26/4.

Sáng sớm 27/4, hàng vạn người dân từ khắp nơi đổ về, đứng chật các con đường vẫy chào đoàn diễu binh, diễu hành đang đi qua những tuyến phố chính xung quanh Dinh Độc Lập tại Lễ Tổng duyệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chúng tôi gặp Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an ngay sau khi anh cùng đoàn công tác từ Myanmar trở về. 7 ngày thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn quốc tế đã lùi lại phía sau, nhưng những giây phút nghẹt thở, căng thẳng và nỗi buồn ám ảnh khi chứng kiến những mất mát, đau thương của người dân Myanmar vẫn vẹn nguyên trong tâm trí anh và đồng đội...

Biết bao máu xương của quân và dân vùng Bưng sáu xã (nay thuộc TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã đổ xuống trên mảnh đất bưng biền vốn là căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hòa bình lập lại, vùng bưng xơ xác bởi bom đạn, dân số chỉ còn lại vài ngàn người sống bằng nghề thuần nông với phương tiện đi lại bằng xuồng, ghe. Còn bây giờ Bưng sáu xã được xem là một trong những khu công nghiệp, đô thị sầm uất của TP Hồ Chí Minh.

Thêm 6 năm gắn bó với Nam Định giúp Xuân Son trở thành cầu thủ ký hợp đồng dài hiếm có trong lịch sử V.League. Tất nhiên, đồng hành với khoảng thời gian hơn nửa thập kỷ ấy, chân sút nhập tịch này cũng nhận chế độ hậu hĩnh, đủ giúp anh vào top 3 cầu thủ giàu nhất Việt Nam!

Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng tấn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn TP đang tìm cách tuồn ra thị trường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.