Sinh viên sập bẫy chiêu “hỗ trợ tài chính”

19:54 14/04/2016
“Hỗ trợ tài chính sinh viên” là tên gọi khác đi của dịch vụ cho sinh viên vay nặng. Cơn sóng ngầm này từ lâu đã tàn phá nhiều lứa sinh viên đua đòi, ham chơi.


Những địa chỉ tiếp tay cho tệ nạn

Nguyễn Văn M, sinh viên năm 2 trường đại học Nông nghiệp Hà Nội là một trong những con nợ quen thuộc với những cửa hàng cầm đồ. Ngồi trò chuyện, cậu tỏ ra mình là một tay vay tiền và là dân chơi bóng (chơi cá độ bóng đá) có thâm niên, từ năm học lớp 10.

Lên đại học, M lao vào trò chơi đỏ đen, đó là nguyên nhân trong 2 năm liền, tính cả tiền lãi và tiền nợ M phải trả gần 50 triệu đồng. M kể, cứ chơi hết tiền lại ra vay, mỗi lần khoảng 2, 3 triệu đồng. Có lần vay 2 triệu, M để tiền lãi lên 20 triệu. Vừa rồi,  M tiếp tục vay 18 triệu đồng. Số tiền vay M đều ném vào những con đề, những ván game, chơi bóng và những cuộc nhậu nhẹt với bạn bè.

Việc “Hỗ trợ tài chính sinh viên” đang dần tạo điều kiện đưa các sinh viên lạm dụng dịch này vụ sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Trần Mạnh H (sinh viên đại học Nông nghiệp Hà Nội) cũng là một con nợ quen thuộc của một số cửa hàng cho vay tiền. H kể, do vay quá nhiều nên giờ không nhớ là mình đã vay bao nhiêu tiền. Số tiền vay chủ yếu để trả nợ cho những cuộc cá cược, ăn chơi.

“Mình rất mê đánh lô, có lần được chục củ (10 triệu). Nhưng “cũng đã mất nhiều, có hôm ít thì mất 1, 2 triệu, nhiều thì 4 triệu”, H nói. Mỗi lần H vay khoảng 4 triệu, lần vay nhiều nhất là 6 triệu đồng. Sau hai tháng, H phải trả cả tiền lãi là 7,8 triệu đồng (mức lãi suất là 5.000đ/1 triệu/ngày. Như vậy, với 6 triệu đồng thì mỗi ngày H phải mất 30 nghìn đồng tiền lãi. Hiện H đang làm thêm cho một quán cà phê cạnh trường để lấy tiền trả nợ.

Thu lợi nhuận đội lốt “Hỗ trợ tài chính sinh viên”

Qua tìm hiểu cho thấy, các quán cho vay tiền hay cầm đồ thường mở nhiều nhất gần khu vực trường đại học, cao đẳng. Nhưng người cho vay đều có cách riêng của họ không để tiền thất thoát.

Cở sở “Hỗ trợ cho sinh viên vay tiền” được đặt gần khu vực đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Xây dựng, đại học Kinh tế Quốc dân…

Trong vai sinh viên đi vay tiền, tôi xuống khu đại học Bách khoa và đại học Xây dựng, vào một quán cầm đồ đề nghị vay tiền và hỏi về những điều khoản, thủ tục thì nhận được câu trả lời của chủ quán:

“Ở đây không cho sinh viên trường khác vay tiền, chỉ cho sinh viên Bách Khoa và Xây dựng vay. Người cho vay làm vậy để dễ quản lý. Thậm chí họ còn vào trang web trường để xem kết quả học tập của sinh viên, thấy ai nợ nhiều môn, trượt nhiều hay chưa nộp học phí trong trường thì họ không cho vay”.

Bên cạnh các cửa hàng ghi là “cầm đồ” hay “cầm đồ sinh viên”, nhiều cơ sở đã nghĩ ra cách đặt tên dễ chịu hơn để đánh lừa cảm giác bằng cái tên “Hỗ trợ sinh viên” hoặc “Hỗ trợ tài chính cho sinh viên”.

Thủ tục “Hỗ trợ tài chính cho sinh viên” của M (Sinh viên trường đại Nông nghiệp Hà Nội) rất đơn giản và không thể hiện việc vay nặng lãi.

Kèm theo đó là quảng cáo rất hấp dẫn như: Thủ tục nhanh, gọn; uy tín - bảo mật, uy tín – thân thiện...  Chỉ cần ghi thông tin của người vay và kèm theo một số điều khoản là sinh viên có thể dễ dàng cầm tiền trong tay. Lãi suất vay chỉ được thỏa thuận bằng miệng chứ không thể hiện trên bất cứ thứ giấy tờ nào. Thông thường  tiền lãi dao động từ 3 đến 7 nghìn đồng/1 triệu/1 ngày, đóng theo chu kỳ 15 ngày, 20 ngày hoặc 1 tháng/lần.

PGS.TS. Phùng Trung Tập, trưởng khoa Luật Dân sự, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: “Với mức lãi suất mà sinh viên phải chịu như một số trường hợp ở trên thì người cho vay đã có dấu hiệu của cho vay nặng lãi. Nếu so với lãi suất ngân hàng thì mức chênh lệch đã là quá lớn, chưa kể so với mức sinh viên được vay hỗ trợ theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên”.

PGS.TS. Phùng Trung Tập cũng cho biết, việc xử phạt không hề đơn giản, vì người cho vay không lộ diện và không có trụ sở hay doanh nghiệp được đăng ký. Vấn đề lại do chính những người đi vay có nhận thức được là mình đang phải vay nặng lãi không? Người vay tiền của cá nhân với lãi suất cao có căn cứ và có dám tố cáo không? Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của người vay”.

“Với mức lãi suất mà sinh viên phải chịu như một số trường hợp ở trên thì người cho vay đã có dấu hiệu của cho vay nặng lãi. Cửa hàng nào cho vay nặng lãi? Hiệu cầm đồ với lãi suất cao cần phải được xác định.người dân và sinh viên đi vay nặng lãi phải lên tiếng thì khi đó các cơ quan chức năng mới có căn cứ điều tra và kết luận. Phải coi đây là một công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm”, PGS.TS. Phùng Trung Tập, trưởng khoa Luật Dân sự giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết.
Thu Huyền

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文