Sớm đền bù thiệt hại cho người dân do nhà máy thủy điện xả nước đột ngột

09:00 30/07/2019
Nhiều gia đình tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đang mỏi mòn chờ đợi Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội thống kê, bồi thường thiệt hại do hoạt động xả nước vận hành Nhà máy Thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (xã Lát, huyện Lạc Dương) gây ra hồi tháng 2-2019.


Ông Vi Văn Dung (ngụ thôn 6, xã Đạ Đờn) buồn rầu dẫn chúng tôi ra vườn để tận mắt chứng kiến từng vạt cà phê, dâu nuôi tằm bị ảnh hưởng nặng nề do một thời gian dài chìm trong nước lớn mà nhà máy thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo xả nước gây ra. 

Theo ông Dung, vào tháng 2-2019, khi nhà máy thủy điện bắt đầu xả nước, vận hành các tuabin để phát điện, nước lớn từ thượng nguồn bất ngờ tràn về dâng ngập nhiều vùng trũng, thấp ở hạ lưu, chảy qua các xã Mê Linh, Phi Tô của huyện Lâm Hà. Khi nước chảy tới khu vực thuỷ điện Đạ Chomo 2 (đang thi công), do bị cản trở dòng chảy nên đã gây ngập nặng nhiều diện tích cây trồng của người dân hai bên ven suối Đạ Chomo, thuộc xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà. 

Khi nước chảy tới khu vực thuỷ điện Đạ Chomo 2 (đang thi công), do bị cản trở dòng chảy nên đã gây ngập nặng nhiều diện tích cây trồng của người dân hai bên ven suối Đạ Chomo, thuộc xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà. Nhiều diện tích hoa màu của người dân hai bên suối bị ngập sâu tới 2,5m, kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. 

Riêng hộ ông Vi Văn Dung, hoạt động xả nước của nhà máy đã gây ngập úng, khiến khoảng 250 cây cà phê đang cho thu hoạch gần 20 năm bị ảnh hưởng. Nhiều cây hiện lá đã vàng, khô cành, hàng chục cây bị chết; 2.000m² dâu nuôi tằm bị ngập úng thối rễ, những cây còn sống sót lá bám bùn đất không thể sử dụng cho tằm ăn. 

Nhiều gia đình bị thiệt hại hoa màu do thủy điện xả nước nhưng vẫn chưa được bồi thường.

Cùng chung cảnh ngộ, gia đình ông Trần Đại Hải gần đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề do nhà máy thủy điện trên xả nước, phát điện gây ra. Ông Hải cho biết, hàng chục cây cà phê của gia đình ông đã bị hư hại do ngập sâu trong nước nhiều giờ. Đến nay, mặc dù đã vào mùa mưa nhưng diện tích cà phê bị ảnh hưởng do ngập úng trước đây vẫn không thể phát triển trở lại, có nguy cơ không còn khả năng tái sinh. 

Theo ông Nguyễn Đình Sinh, Trưởng thôn 6, xã Đạ Đờn, cả thôn có 15 hộ dân với trên 2ha cà phê và các loại cây trồng bị ảnh hưởng do thuỷ điện xả nước. 

“Thuỷ điện Đạ Dâng xả nước xuống hạ lưu suối ĐaChomo. Khi nước đổ về đoạn Thủy điện Đa Chomo 2 đang thi công, chưa đưa vào vận hành phía hạ lưu, tiếp tục gây ngập cho người dân thôn 6, xã Đạ Đờn thì trách nhiệm thuộc về đơn vị nào? Tôi đã đi họp được mấy lần với các bên liên quan nhưng tới giờ vẫn không rõ đơn vị nào giải quyết thiệt hại cho người dân!..”, ông Sinh nói.

Đại diện Phòng NN&PTNT huyện Lâm Hà cho biết, tháng 2-2019 Nhà máy Thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo xả nước với lưu lượng xả từ 3 - 6,2 m³/s đã gây ngập úng một số diện tích hoa màu của người dân buôn Chuối, xã Mê Linh và thôn Phi Sour, xã Phi Tô… Có khoảng 82.000m² lúa nước của 70 hộ dân xã Mê Linh và 20ha đất sản xuấtcủa 90 hộ dân xã Phi Tô nằm dọc theo ven suối Đa Chomo bị thiệt hại. 

Hiện các hộ dân bị ảnh hưởng do thủy điện xả nước tại xã Phi Tô và Mê Linh đến nay đã được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội thực hiện chi trả bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đối với 15 hộ dân thôn 6, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà cũng bị ảnh hưởng do hoạt động xả nước của nhà máy thủy điện đến nay vẫn chưa được chi trả bồi thường, hỗ trợ. 

Liên quan đến sự việc trên, tháng 6-2019, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội khẩn trương đền bù thiệt hại hoa màu bị ngập úng trong quá trình thuỷ điện vận hành gây nên. 

Lãnh đạo UBD tỉnh yêu cầu trong thời gian tới, chủ đầu tư Nhà máy Thuỷ điện Đa Dâng - Đa Chomo phải sớm xây dựng phương án nạo vét lòng suối Đa Chomo, kết hợp với bồi thường giải phóng mặt bằng hai bên bờ suối, không để xảy ra tình trạng xả nước phát điện gây ảnh hưởng tới hoa màu của người dân các xã sinh sống vùng hạ lưu.

Khắc Lịch

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thông tin nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - người được mệnh danh là “phù thủy thời trang Việt Nam” bị bắt liên quan đến đường dây ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, khiến dư luận sửng sốt. Từ một tên tuổi gắn liền với thời trang cao cấp, thảm đỏ danh giá và những bộ sưu tập làm rạng danh làng mốt Việt, Công Trí giờ đây sụp đổ, đánh đổi bao năm gây dựng hình ảnh bằng một lựa chọn sai lầm.

Trước khi sáp nhập, năm học 2024-2025 ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh có hơn 1,7 triệu học sinh, Bình Dương có khoảng 520.700 học sinh và Bà Rịa - Vũng Tàu có 300.000 học sinh. Sau khi sáp nhập, hiện thành phố có khoảng 2,6 triệu học sinh, nhiều nhất cả nước. Về quy mô trường lớp, sau khi sáp nhập, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.500 trường học từ bậc mầm non tới THPT.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

Chiều 24/7, tại xóm Bản Đồn, xã Tân Kỳ, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Công an phối hợp Tỉnh uỷ, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công "điểm" thực hiện Đề án của UBND tỉnh về "Xây dựng 1.000 căn nhà cho nhân dân thực hiện mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ".

Chiều 24/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Hưng Yên tiếp tục xét hỏi các bị cáo từng là cán bộ, phóng viên, cộng tác viên của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam do bị cáo Đồng Xuân Thụ là cựu Tổng Biên tập. Được biết, trước khi gây ra vụ án này, tháng 10/1997, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo đối với Đồng Xuân Thụ về hành vi giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan Nhà nước, của tổ chức xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.