Sóng ngầm “tín dụng đen”

08:02 17/07/2016
LTS: Cơn sóng ngầm mang tên “tín dụng đen”, cho vay theo kiểu… tín chấp đang diễn biến phức tại nhiều tỉnh, thành. Cơn sóng ngầm này đi qua, nhiều hệ lụy, nỗi ám ảnh để lại. Nhiều người vì cả tin, nhận thức pháp luật hạn chế đã vô hình rơi vào vòng xoáy của “tín dụng đen”. Đâu là nguyên nhân khiến cơn sóng ngầm này vẫn luôn dậy sóng? PV Báo CAND đã tìm hiểu về vấn đề này.

Bài 1: Mục kích…thực tế

Vay tiền nhanh, thủ tục không rườm rà, đặc biệt không cần thế chấp tài sản – loại hình cho vay theo kiểu… tín chấp, “tín dụng đen” đã và đang có chiều hướng nở rộ trên một số địa bàn. Để hiểu rõ hơn về loại hình dịch vụ tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường này, PV Báo CAND đã có cuộc thâm nhập thực tế.

Giao dịch chớp nhoáng

Trưa 11-7, chúng tôi tìm tới cơ sở chuyên cung cấp dịch vụ “hỗ trợ tài chính”, cho vay theo kiểu… tín chấp tại khu vực thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Cơ sở cung cấp dịch vụ này nằm trên con phố tiếp giáp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tấm biển “hỗ trợ tài chính” đính kèm nội dung quảng cáo các dịch vụ như: “mua bán nhà đất – ôtô – xe máy”, “cho thuê ôtô – xe máy tự lái – dịch vụ cầm đồ”, “hỗ trợ tài chính sinh viên” được chủ cơ sở này thiết kế và dựng ngay phía trước ngôi nhà trông khá bắt mắt.

Quang cảnh bên trong cơ sở “hỗ trợ tài chính” của T.A..

Trong bộ dạng của người đang cần tiền gấp, tôi có dịp tiếp cận hoạt động cho vay tiền dưới hình thức tín chấp ở đây. Tầng 1 một gian nhà được bày biện một bộ bàn ghế sofa cùng chiếc bàn làm việc.

Thấy tôi đặt vấn đề muốn vay “nóng” khoản tiền 10 triệu đồng, nam nhân viên có tên T.A. cho biết, cơ sở của anh ta sẽ đáp ứng nhu cầu vay tiền một cách nhanh chóng, nếu tôi cung cấp chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu (bản chính) của mình.

- Nhà cậu có ở gần đây không? - T.A. hỏi tôi.

- Nhà em ở trong nội thành Hà Nội - tôi đáp!

Qua trò chuyện với T.A., tôi được biết, nếu tôi không sinh sống ở các quận nội thành Hà Nội hoặc không gần huyện Gia Lâm thì cơ sở của anh ta sẽ không đáp ứng nhu cầu vay của tôi. Theo lý giải của T.A., việc chỉ cho người có hộ khẩu thường trú ở các quận nội thành Hà Nội và một số nơi gần huyện Gia Lâm nhằm tránh “tai nạn” – bị con nợ “cao bay xa chạy”, không thu được cả tiền gốc lẫn lãi.

Để vay được khoản tiền 10 triệu trên, tôi phải để lại thông tin địa chỉ của mình rồi sau đó cơ sở của T.A sẽ cho người đi dò hỏi xem thông tin tôi cung cấp là đúng sự thật hay không, rồi mới làm các thủ tục tiếp theo.

Theo T.A. cho biết, nếu nhân viên của “công ty” xác nhận thông tin mà tôi cung cấp có cơ sở, T.A sẽ đưa tôi số tiền 10 triệu với khoản lãi được thỏa thuận bằng miệng là 5 ngàn đồng/1 triệu đồng/1 ngày. Cứ 10 ngày, tôi phải đóng tiền lãi một lần tương ứng 500 ngàn đồng. Đổi lại, tôi phải để lại chứng minh thư, sổ hộ khẩu đồng thời ký vào một tờ “giấy vay tiền” với nội dung cam đoan đến kỳ hạn mà không thanh toán đúng hẹn thì sẽ đồng ý cho phía công ty của T.A được quyền đến nhà và nơi làm việc lấy bất cứ tài sản gì hiện có để thu hồi đủ số tiền mà tôi đã vay trước đó.

Cũng theo T.A, trong trường hợp tôi cũng như khách hàng muốn vay số tiền lớn lên đến trăm triệu đồng, cơ sở của anh ta cũng sẽ đáp ứng nhanh chóng nếu tôi thực hiện một số thủ tục có tính bắt buộc (chúng tôi sẽ phân tích trong các bài viết sau). 

“Mê hồn trận” cho vay theo kiểu tín chấp

Không chỉ “bủa vây” các địa điểm có đông sinh viên học tập, thuê trọ, dịch vụ cho vay theo kiểu… tín chấp, “tín dụng đen” đã và đang xuất hiện ở nhiều nơi. Nếu như trước đây, khi có nhu cầu vay tiền, mọi người thường đến các cơ sở cầm đồ hoạt động trên một số tuyến phố như: Đặng Dung, đường Láng… để thế chấp tài sản.

Thì nay, chỉ cần dạo quanh các tuyến phố của Hà Nội như: Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trãi, Khâm Thiên, Giảng Võ… dễ dàng bắt gặp tờ rơi quảng cáo dịch vụ cho vay theo kiểu… tín chấp được dán lên tường, cột điện với nội dung đại loại như: “hỗ trợ tài chính, cho vay vốn không cần thế chấp”, “cho vay họ trả góp hàng ngày”, “vay tiền nhanh” v.v..

Các cơ sở, “công ty” chuyên cung cấp loại hình dịch vụ này đang ngày một nở rộ. Vay nhanh, thủ tục gọn, không cần phải thế chấp tài sản mà chỉ cần để lại một số giấy tờ tùy thân như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, thẻ sinh viên, đăng ký xe v.v.. là có thể vay được ngay một khoản tiền nhất định.

Trao đổi với PV Báo CAND, Trung tá Lê Văn Dĩnh, Phó trưởng Phòng 8, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay, thuê, cầm cố tài sản với lãi suất cao không có sự đảm bảo của pháp luật dạng “tín dụng đen” vẫn diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trong xã hội. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lân cận… là những nơi xuất hiện nhiều loại hình cho vay theo kiểu tín chấp, “tín dụng đen” này.

Trước tình hình trên, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cũng đã tập trung chỉ đạo lực lượng Công an tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, rà soát, lập danh sách đưa vào diện quản lý các đối tượng có biểu hiện hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay, thuê, cầm cố tài sản với lãi suất cao không có sự đảm bảo của pháp luật theo dạng “tín dụng đen” và các nhóm đối tượng có biểu hiện đòi nợ thuê để chủ động phòng ngừa ngăn chặn.

Trở lại cơ sở chuyên cung cấp dịch vụ “hỗ trợ tài chính” ở thị trấn Trâu Quỳ trên, theo T.A. cho biết, đối với đối tượng vay là sinh viên, sau khi đã cầm thẻ sinh viên cũng như thực hiện viết giấy vay nợ, cơ sở của T.A. cũng chỉ cho vay đến 5 triệu đồng. Lý giải điều này, T.A. nói, đối với sinh viên, việc giới hạn cho vay số tiền trên nhằm giảm thiểu những “tai nạn” không mong muốn…

Đối tượng cung cấp dịch vụ cho vay theo kiểu tín chấp, “tín dụng đen” dạng này thường là những dân chơi chuyên cho vay lãi nặng, được tổ chức chặt chẽ, có nhiều “mắt xích” tham gia. Đáng chú ý, để gây thanh thế hoạt động, thị uy đối với khách vay tiền đang có ý định “bùng” tiền vay, tiền lãi, nhiều cơ sở còn thu nạp thêm những đối tượng có tiền án, tiền sự, mặt mũi bặm trợn.

Khi cần sẽ trực tiếp, hoặc thuê người đến đe dọa, ném chất bẩn vào nhà, tụ tập đông người trước nhà người vay tiền để gây áp lực về tinh thần, gây hoang mang, lo sợ hoặc bắt giữ người, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản để ép trả tiền.


Trần Huy

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

Ngày 28/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa có vừa có thêm một ca mắc bệnh sởi tử vong. Đây là ca bệnh tử vong thứ 3 do mắc bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong năm nay…

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Do vị trí rất đẹp - cạnh sân golf và khu du lịch Bà Nà Hills, giá lại khá mềm nên dù hạ tầng chưa hoàn thiện, hàng trăm nền tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhanh chóng có chủ, được cấp sổ hẳn hoi. Đối chiếu với chủ trương ban đầu của chính quyền thành phố, PV Báo CAND thật sự giật mình khi nhận thấy có khá đông người từ địa phương khác cách dự án cả nghìn cây số như tận TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Nội, thậm chí là Thái Nguyên, Hải Phòng… cũng tranh thủ được khá nhiều suất nền đẹp ở đây với tổng diện tích đất thổ cư được tính bằng… “hécta”. Một trường hợp “đúng đối tượng” nhưng sở hữu hàng loạt lô nền… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文