Thi công “Dự án thủy điện xanh” làm khổ người dân

11:45 28/12/2020
Được giới thiệu là “Dự án thủy điện xanh” không ảnh hưởng đến dân sinh và môi trường nhưng quá trình triển khai, Dự án thủy điện Đak Re đã phải thu hồi, chuyển đổi hơn 109ha đất rừng và làm sạt lở, vùi lấp đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến 73 hộ dân.


Ngoài ra, người dân cũng lo lắng thiếu nguồn nước sinh hoạt, sản xuất khi thủy điện gom nước ở tỉnh Kon Tum để phục vụ nhà máy phát điện tại tỉnh Quảng Ngãi.

Hằng năm vào thời điểm này, người dân trên địa bàn xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã bắt đầu xuống giống lúa vụ mùa năm 2021. Tuy nhiên hiện nay, do đất sản xuất đã bị vùi lấp hoặc bị nước cuốn trôi nên người dân không thể tiến hành công việc như thường niên. 

Dự án thủy điện Đak Re thời điểm bắt đầu triển khai thi công.
Ông A Lương (thôn 1, xã Hiếu) cho biết, hiện ông chỉ quanh quẩn ở nhà, không ra đồng như các năm. Tâm trạng bồn chồn, lo lắng, ông cho biết, khi làm thủy điện, đơn vị thi công bỏ ống cống ở giữa suối nên khi lũ về, nước thoát không kịp đã gây tràn bờ và sạt lở hơn 1.000m2 đất ruộng của gia đình, hiện không thể sản xuất được. Trong khi đó, đây là nguồn thu nhập và lương thực chính của gia đình. 

“Tình hình này kéo dài thì trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ không còn đủ lương thực, nguy cơ thiếu đói là rất rõ”, ông A Lương lo lắng.

Tương tự, ông A Let (thôn 1, xã Hiếu) rầu rĩ cho biết, quá trình thi công thủy điện làm nước suối không thoát được, nước chảy đổi dòng và cuốn trôi hơn 1.000 gốc sâm đương quy của gia đình. “Nghiêm trọng hơn là đất đai của nhà ông cũng đã bị nước cuốn trôi hết, chẳng còn đất sản xuất nhưng chưa thấy ai nói gì đến chuyện đền bù thiệt hại. Không còn đất nữa thì không biết phải làm sao. Lo nhất là cái ăn cho cả gia đình không biết phải sao đây”, ông A Let nói thêm.

Cũng theo người dân xã Hiếu, huyện Kon Plông, từ khi xây đập của Thuỷ điện Đak Re thì nước từ suối Đak So Rach đổ ngược về suối Đak Re, lượng nước cũng lớn hơn trước rất nhiều. Đặc biệt, trong cơn bão số 9 vừa qua, nước suối dâng cao bất thường cuốn trôi mọi thứ nằm trên đường đi của lũ. Do đó, không chỉ đất sản xuất mà đất ở, chuồng trại chăn nuôi của người dân đã sinh sống ổn định tại đây cả trăm năm cũng bị sạt lở và bị nước cuốn trôi.

Mới đây, Đoàn kiểm tra của UBND xã Hiếu đã tiến hành kiểm tra, đo đếm xác định có gần 11ha lúa nước của người dân bị sạt lở, nhiều vị trí bị cát vùi lấp hoàn toàn; khối lượng đất, cát, đá lớn nhiều nên nhân dân không thể tự khắc phục để canh tác mùa vụ 2021, ảnh hưởng trực tiếp đến 73 hộ dân trên địa bàn. Ngoài diện tích trồng lúa nước thì nhiều ao cá, đất rẫy của người dân cũng bị sạt lở hoặc ngập úng, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Nghiêm trọng nhất là thôn Kon Plinh ở gần suối Đak Re bị sạt lở sâu vào tận khu dân cư; điểm trường mầm non, tiểu học thôn Kon Plinh bị sạt lở nghiêm trọng phần chân móng và có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt cũng như gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Theo UBND xã Hiếu, nguyên nhân của tình trạng này là trong quá trình thi công san ủi các hạng mục kênh thông hồ, tuyến đường công vụ và khu vực đập-lòng hồ 3 thuộc Công trình thủy điện Đak Re gặp mưa gây bồi lấp, ngập úng, thay đổi dòng chảy làm sạt lở đất và vùi lấp ruộng, ao cá của nhân dân trên địa bàn. Ngoài ra, do ảnh hưởng của mưa bão nên nước theo dòng chảy kênh thông hồ công trình thủy điện Đak Re làm vùi lấp ruộng, ao cá, sạt lở đất của nhân dân và các công trình công cộng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã Hiếu cho hay, Dự án thuỷ điện Đak Re nằm trên địa bàn 3 thôn của xã. Khi nhận được phản ánh việc thi công thuỷ điện làm ảnh hưởng đến tài sản, đời sống nhân dân, UBND xã đã đi kiểm tra và xác định phản ánh đúng sự thật. Sau đó, UBND xã đã báo cáo lên huyện để có hướng chỉ đạo, xử lý trong thời gian tới.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để triển khai Dự án thủy điện Đak Re, UBND tỉnh Kon Tum đã có 3 đợt thu hồi, chuyển đổi với tổng cộng 109,87ha đất rừng để phục vụ thi công công trình. Việc tận thu gỗ lòng hồ dự án cũng đã hoàn tất cách đây khá lâu.

Dự án thủy điện Đak Re là công trình thủy điện kiểu đường dẫn. Vị trí xây dựng tuyến đập thuộc thuộc địa phận xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Tuyến đập Đak Re được xây dựng trên sông Trà Khúc (tại vị trí công trình có tên gọi khác là Đak Re) và tuyến đập Đak So Rach được xây dựng trên sông Đak So Rach. 

Việc thực hiện dự án thủy điện khiến nhiều nơi bị cát bồi đắp không thể canh tác, sản xuất.
Nước từ hồ chứa Đak So Rach chuyển sang hồ chứa Đak Re qua kênh dẫn nước; sau đó, nước từ hồ chứa Đak Re qua cửa lấy nước vào hầm dẫn nước đến nhà máy để phát điện và nước sau khi phát điện được trả về suối Gò Leng (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi). Khoảng cách từ đoạn sau đập đến đoạn hợp lưu dài khoảng 20km. 

Từ đây, đã dấy lên lo ngại của người dân về việc Dự án thủy điện Đak Re tiến hành thu gom nước ở tỉnh Kon Tum, sau đó chuyển dòng để phục vụ nhà máy phát điện tại tỉnh Quảng Ngãi sẽ ảnh hưởng đến lượng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất tại một xã thuần nông là xã Hiếu, huyện Kon Plông.

Về vấn đề này, chính quyền xã Hiếu cho biết khi làm thủy điện, đơn vị chủ đầu tư đã tính toán vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng mà phát sinh bất cập thì địa phương sẽ tiếp tục có ý kiến đến cơ quan chức năng.

Được biết, Dự án thủy điện Đak Re do Công ty cổ phần thuỷ điện Thiên Tân (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) làm chủ đầu tư với công suất thiết kế 60 MW, tổng vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng. Dự án thủy điện được xây dựng trên địa bàn 2 huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Công trình bắt đầu được triển khai xây dựng từ năm 2016 và đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Tìm hiểu thêm về quá trình thi công Dự án thủy điện Đak Re làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, chúng tôi đã liên hệ làm việc với UBND huyện Kon Plông và được Chánh văn phòng UBND huyện xác nhận đã có kết quả kiểm tra thiệt hại và địa phương cũng đã có văn bản chỉ đạo, nhưng lãnh đạo Văn phòng UBND huyện chưa thể cung cấp tại thời điểm làm việc và đề nghị chúng tôi để lại địa chỉ mail để gửi thông tin. Thế nhưng, đã nhiều ngày trôi qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông nào từ phía huyện Kon Plông về vụ việc này.
Chí Hào

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文