Thiệt hại tiền tỷ từ một dự án trồng rừng

09:53 06/07/2021
Sau khi triển khai được một thời gian ngắn, dự án trồng rừng dọc Quốc lộ 24, đoạn qua huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã “phá sản”. Rừng không hình thành, ngân sách nhà nước bị thiệt hại nhưng trách nhiệm các bên liên quan chưa được làm rõ.


Năm 2014, UBND tỉnh Kon Tum ra 2 quyết định “phê duyệt dự án trồng rừng thay thế” dọc theo Quốc lộ 24 thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp, địa giới hành chính xã Pờ Ê, huyện Kon Plông với mục tiêu thay thế diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích sử dụng, tạo cảnh quan môi trường dọc tuyến Quốc lộ 24; đồng thời, tạo việc làm cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn vùng dự án. 

Theo các quyết định trên, dự án trồng 100ha rừng có kinh phí đầu tư gần 4,4 tỷ đồng; dự án trồng 63ha rừng có kinh phí đầu tư hơn 2,7 tỷ đồng. Tổng kinh phí đầu tư dự án là hơn 7,1 tỷ đồng, chủng loại cây trồng là thông.

Dự án do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (Công ty Kon Plông) làm chủ đầu tư, thời gian triển khai từ năm 2014-2017. Để triển khai dự án, Công ty Kon Plông đã ký cam kết trồng rừng với gần 200 hộ dân ở xã Pờ Ê và xã Hiếu, huyện Kon Plông.

Lác đác còn lại một vài cây thông thuộc dự án.

Khi triển khai thực hiện, người dân đã trồng được 104,58ha rừng so với thiết kế, mật độ cây trồng sống là 1.020 cây/ha, đạt 93%; chi phí đã triển khai hơn 1,3 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, sau một thời gian, Công ty Kon Plông tiến hành kiểm tra, nghiệm thu để thanh toán tiền trồng, chăm sóc rừng cho các hộ dân thì phát hiện số lượng cây chết đến 70%. Nguyên nhân cây rừng chết được xác định là do người dân chăn thả gia súc, giẫm đạp và người dân vẫn tiếp tục phát dọn trên diện tích đã được trồng rừng để canh tác mì.

Để khắc phục tình trạng rừng trồng bị chết, năm 2015, Công ty Kon Plông tổ chức trồng dặm với diện tích 80,96ha, mật độ 670 cây/ha, kinh phí đầu tư hơn 174 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó, rừng trồng vẫn tiếp tục bị chết, mức độ thiệt hại 80-90%, một số lô thiệt hại 100%.

Đến năm 2016, Công ty Kon Plông có văn bản đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cho phép dừng triển khai dự án trồng rừng vì cho rằng đây là nhiệm vụ bất khả thi. Sau đó, UBND tỉnh Kon Tum có văn bản chấp thuận cho Công ty Kon Plông sử dụng nguồn thu của đơn vị để bù đắp một phần chi phí thiệt hại của dự án; số chi phí còn lại, Công ty Kon Plông xác định các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm chi trả một phần chi phí bồi thường đối với thiệt hại từ dự án.

Ghi nhận thực tế của chúng tôi tại vùng dự án trồng rừng dọc theo Quốc lộ 24, các diện tích trồng rừng trước đây đã được người dân thay thế bằng cây mì, nhiều diện tích đang bị bỏ hoang; lác đác còn 1 vài cây thông thuộc dự án đang phát triển xanh tốt. 

Ông Văn Đăng Thái, Trưởng Phòng Kế hoạch Kỹ thuật (Công ty Kon Plông) xác nhận, diện tích trồng rừng hơn 100ha thuộc dự án đã thiệt hại hết. Tổng kinh phí đầu tư trồng rừng là hơn 1,3 tỷ đồng. Cũng theo ông Thái, trong số tiền hơn 1,3 tỷ triển khai này, công ty đã thu hồi từ người dân 112 triệu đồng, số tiền còn lại đều do công ty phải gánh trả, trừ dần theo từng năm từ quỹ dịch vụ môi trường rừng. 

Về việc thu tiền người dân để trừ cho chi phí trồng rừng thất bại, ông Thái lý giải, người dân cam kết trồng rừng nhưng lại chăn thả gia súc, thu hoạch sản phẩm trên đất gây chết cây rừng nên phải hoàn trả tiền đã đầu tư.

Như vậy, sau thời gian triển khai dự án trồng rừng đã gây thiệt hại cho ngân sách hơn 1,3 tỷ đồng, người dân cũng chỉ mới nộp lại được một số ít. Tuy nhiên, trong báo cáo gửi UBND tỉnh Kon Tum, Công ty Kon Plông khẳng định “đã làm hết trách nhiệm”, nguyên nhân của việc trồng rừng thất bại là do yếu tố khách quan, người dân không đồng tình, cố tình chăn thả gia súc và canh tác cây mì làm giảm mật độ cây trồng. Trong khi đó, Công ty Kon Plông không thừa nhận trách nhiệm dẫn đến dự án thất bại, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Được biết, thời điểm triển khai dự án, Công ty Kon Plông do ông Vũ Văn Bắc làm Giám đốc. Hiện ông Bắc đã chuyển công tác và đang giữ chức Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum.

Chí Hào

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文