Tìm hiểu thông tin nhiều nữ sinh viên “mất tích” tại TP HCM

09:52 16/06/2020
Gần đây, nhiều nữ sinh viên (SV) đang trọ, học tập trên địa bàn TP Hồ Chí Minh “mất tích” bí ẩn khiến nhiều gia đình phải cất công tìm kiếm. Có trường hợp còn mang về kế hoạch du học nước ngoài…giả, bị bẫy nợ và đòi gia đình đưa 200 - 500 triệu đồng...


Nữ sinh viên “mất tích” bí ẩn

Điển hình, nữ SV P.H.A., đang học năm nhất của Đại học L. (SN 2001, quê quán Bình Định) đột ngột rời nhà trọ ở quận 4 vào trưa 24/5. Do gia đình không liên lạc được nên đã làm đơn cầu cứu Công an quận 4. Sau khi nhờ cơ quan báo chí và mạng xã hội đăng tải truy tìm, nữ SV này đã gọi điện về cho mẹ ruột trong hai phút để nói gia đình gỡ các thông tin tìm kiếm và khóa máy ngay sau đó.

Đáng lưu ý, trên một số trang mạng cá nhân xuất hiện thông tin nhằm gây…“nhiễu sóng”: “A. chỉ bị ngộ độc, gia đình phải từ miền Trung đã vào TP Hồ Chí Minh để tiện chăm sóc bạn ấy. Hiện sức khỏe của A. đã ổn định. Mọi người đừng tìm kiếm nữa!”. Thực tế, thông tin này hoàn toàn bịa đặt và vô căn cứ. Cả gia đình A. khổ sở “quần nát” nhiều địa điểm gần trường đại học của A. rồi chỉ biết… đi về.

Một lớp học “làm giàu”.

Bất ngờ, sáng 31/5, nữ SV này dùng một số điện thoại lạ gọi về số máy của mẹ, thông báo trên đường về quê và tới nhà trong đêm. Tới quê nhà, hiện tinh thần và tâm trí của A. rất hoảng loạn, thất thần, có dấu hiệu của trầm cảm. Sợ bị “dính” ma túy trong một tuần biệt tích, gia đình đưa A. khám sức khỏe tổng quát, rất may là không dương tính.

Gia đình A. rất lo lắng nên gặng hỏi thì cháu không trả lời và hiện gia đình phải bảo lưu kết quả học tập. Được biết, A. học giỏi, chăm ngoan và không làm việc thêm. Cũng như A., em N.T.T. (SN 2000, quê quán huyện Núi Thành, Quảng Nam), sinh viên một trường đại học cũng vừa được gia đình tìm thấy sau nhiều ngày “mất tích”.

Sáng 6/6, chúng tôi tiếp xúc với gia đình của nữ SV tên N.T. T. (SN 2011), học năm nhất của Đại học M. cũng bị “mất tích” suốt 10 ngày qua. Trong tin nhắn của cô gái này về gia đình thể hiện, nạn nhân sẽ đi trong sáu tháng, muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn và không muốn sống dựa vào gia đình. Sau tin nhắn này, gia đình đừng liên hệ với nữ SV này nữa và khóa máy.

Ngay lập tức, gia đình T. tá hỏa phải tìm kiếm khắp nơi tại TP Hồ Chí Minh nhưng bất thành. Mới đây, nghe thông tin T. xuất hiện tại quận 9, gia đình nạn nhân đã tìm đến phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 nhưng cũng không thấy T. Đến tối 6-6, T. sử dụng một số lạ để gọi về gia đình, khóc lóc và nói đừng tìm kiếm nữa, rồi số điện thoại này cũng bị khóa máy luôn. 

Trên Zalo của một số nạn nhân đăng tải hình ảnh các nữ SV kiếm được nhiều tiền qua công việc làm thêm. Tiền xếp từng bó, khuôn mặt tươi cười rạng rỡ. Từ đây, các em mê tiền hơn mê học, đã tham gia vào một nhóm “làm thêm”. Nhiều nữ SV ngoan hiền, học tại nhiều trường đại học lớn, uy tín tại TP Hồ Chí Minh, có quê quán tại nhiều tỉnh, thành như: Lâm Đồng, Bình Định, Bình Phước… trọ học tại một số quận, huyện đã “dính” vào nhóm này.

Nạn nhân mắc bẫy “làm giàu không khó”

Suốt quá trình tìm hiểu về nhóm “làm thêm” này, chúng tôi tiếp xúc với T.T.T.Q. (SN 1999, ngụ Bình Phước), SV của Đại học Y., Q. cho biết, nghe thông tin tuyển dụng làm thêm, lương cao trên mạng nên tới xin việc làm thêm tại nhóm này. Đó là một cơ sở kinh doanh có nhiều chi nhánh tại nhiều quận, huyện như: Quận 7, Gò Vấp, Thủ Đức, quận 9 và cả TP Cần Thơ. Theo thống kê của chúng tôi, có hơn 10 điểm tại TP Hồ Chí Minh.

Tin nhắn đòi tiền vay đối với nữ nạn nhân quê Bình Định và tin nhắn của nữ sinh viên gửi về cho gia đình trước khi khóa máy.

Trước khi nhận SV vào làm, chủ yếu là nữ, cơ sở này lập ra các lớp học “làm giàu không khó” nhằm “tẩy não” trong một tháng. Đó là các buổi giảng về làm chủ - làm công, để kích thích làm giàu, tham gia câu lạc bộ doanh nhân, thể hiện bản lĩnh tự lập… Học phí gần 10 triệu đồng (chia làm hai đợt đóng). Sau đó, nạn nhân sẽ được giới thiệu đi… nhận và bán hàng đa cấp, “xây dựng cho được mạng lưới phía dưới sẽ lên chức trưởng nhóm, ngồi không thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi tháng từ cấp dưới”.

Với “chiêu bài” này, SV sẽ nhận hàng tiêu dùng gồm: Trà, bột giặt, kem đánh răng… đi bán. Cùng lúc đó, tổ chức nhóm “làm thêm” khống chế nạn nhân bằng cách viết giấy cam kết xây dựng hệ thống bao nhiêu người, bán được bao nhiêu mã sản phẩm, không là bị sa thải. SV thiếu vốn không có tiền mua hàng thì cầm cố laptop, xe máy, thậm chí nhóm “làm thêm” giới thiệu cho người vay tiền, vay qua App…

Thực tế, đây là khoản vay nặng lãi. Sau vài tháng không bán được hàng đa cấp, nạn nhân sẽ bị nhóm cho vay khống chế, đe dọa, bắt trả lãi theo kiểu “lãi mẹ đẻ lãi con”. Chúng tôi từng nghiên cứu tin nhắn của một nạn nhân vay 5 triệu, nhưng mỗi ngày phải trả lãi quá hạn là 72.000 đồng.

Hàng không bán được, chỉ tiêu của nhóm “làm thêm” quá cao, giấy cam kết đã kí rồi, lại bị bên cho vay đe dọa là chiếm đoạt tài sản, nhiều nữ SV đã cầm hồ sơ du học và giấy báo nhập học giả để thông báo là… trúng học bổng tận Phần Lan, New Zealand.

Có em làm hẳn một bộ hồ sơ du học, bao gồm: Thư cam kết, tài chính du học, hồ sơ giới thiệu về trường ở nước ngoài và giấy mời nhập học. Sau đó nạn nhân về đưa hồ sơ cho gia đình để xin tiền đi du học, thời gian 2-5 năm, với số tiền 200 – 500 triệu đồng. Hồ sơ du học và giấy mời nhập học của một trường bên nước ngoài có thể hiện họ tên của từng nạn nhân.

Nhưng thực ra, tên trường và học bổng là có thật, để người nhà tin tưởng nhưng danh sách nhận học bổng thì không có… tên nạn nhân. Sau đó, các nạn nhân sẽ dùng số tiền này để trả vay nặng lãi, thậm chí cắt đứt liên lạc với gia đình suốt thời gian dài. Đa số các nạn nhân là các sinh viên năm 1-3.

Nạn nhân Q. khẳng định, “Làm việc ở đó toàn điều xằng bậy, không như SV nghĩ đâu”. Hiện nay, Q. đã rút ra khỏi nhóm “làm thêm” và không thể bảo lưu hay học lại đại học được nữa. Lo sợ gia đình sẽ biết, Q. đã kiếm việc làm thêm bên ngoài khi bỏ giữa chừng sự nghiệp ăn học vì dính vào nhóm “làm thêm”. Thi thoảng, Q. vẫn gọi về gia đình ở Bình Phước nhưng giấu nhẹm chuyện bị đuổi học vì sợ cha mẹ buồn.

Ai liên quan đến vụ việc?

Chúng tôi phát hiện nhiều giấy tờ và tài liệu của các nạn nhân trước đó đã làm việc tại cơ sở kinh doanh T.P. (phường Phú Thuận, quận 7). Kiểm tra tin nhắn điện thoại của nạn nhân thấy nhiều người nhắn tin đe dọa đòi nợ và tiền lãi. Họ đòi nạn nhân chuyển khoản, vì đã quá hạn. Các số điện thoại đã nhắn tin đòi nợ và đe dọa gồm: Võ Thành Đ. – 0934109…-0964815…; Cơ sở V.H. – 0965752…; Phạm Văn T. - số tài khoản : 6110205568.., Agribank; số điện thoại: 0379779…; Hà Trọng H. - số tài khoản 101867806..,Vietinbank.

Cơ sở này hoạt động kinh doanh theo mô hình đa cấp, người đại diện đứng tên theo mã số thuế (giám đốc cơ sở) là bà N.T.C.T. Nhân sự công ty gồm có: trưởng phòng kinh doanh –P.T.Đ; phó phòng kinh doanh –N.M.T.; quản lý –P.P.N.L.; quản lý nhóm –N.L.T.; P.L.T. (ngụ phường Tân Thới Hiệp, quận 12) là người trực tiếp đi cùng nạn nhân quê Bình Định vào bãi Bến xe Miền Đông để gửi xe vào sáng 31/5/2020.

Được biết, cơ sở T.P. thuê căn hộ tại chung cư Ngọc Lan (phường Phú Thuận quận 7) và các khu nhà trọ trên đường Gò Ô Môi (phường Phú Thuận, Q.7) cho các SV ở. Khi kiểm tra hành chính, tại một số chi nhánh của nhóm “làm thêm” này, chỉ diễn ra cảnh SV đến và đi để lấy hàng về bán, không ở tại văn phòng chi nhánh; nạn nhân thì không chịu khai báo nên gây khó khăn nhiều cho công tác điều tra.

Theo nội dung tố cáo thì N.T.C.T. và P.T.Đ. là hai người lãnh đạo nhóm này. Đ. mới đây đã liên lạc với một nạn nhân, thông báo đã tìm ra nhà trọ và muốn nạn nhân vào sống chung (sau đó sẽ có thể cắt đứt liên lạc với gia đình). Người này từng giới thiệu nạn nhân vay nợ lãi suất cao bên ngoài, có thể vì mục tiêu khống chế và gây sức ép để buộc nữ SV này phải bỏ đi.

Với thủ đoạn hết sức tinh vi, việc dụ dỗ sinh viên mới vào học để gia nhập và đi theo, rồi có dấu hiệu làm hồ sơ du học… giả để lừa và chiếm đoạt tiền và “gài” vào vay tiền lãi suất cao đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

C.Bình-X.Hòa

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文