Trung tâm Đăng kiểm lo bị làm khó vì thông tư của Bộ KH&CN

08:09 09/10/2017
Mới đây, hàng trăm doanh nghiệp, trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đã đồng loạt ký đơn kiến nghị Thủ tướng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ đạo các bộ, ngành không bổ sung thiết bị thuộc dây chuyền đăng kiểm xe cơ giới vào danh mục đo lường do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quản lý. Bởi theo họ, việc bổ sung quy định này sẽ dẫn đến việc chồng chéo trong quản lý, thậm chí đội phí dịch vụ lên cao.

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến các bộ, ngành và đơn vị liên quan về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, trong đó có quy định 10 thiết bị phục vụ đăng kiểm xe cơ giới phải kiểm định hằng năm, sẽ phải kiểm định bởi các đơn vị kiểm định thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thay vì đơn vị đang thực hiện chức năng này là Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Theo đại diện các đơn vị đăng kiểm, Luật Giao thông đường bộ đã giao Bộ Giao thông Vận tải quy hoạch và quản lý thống các đơn vị đãng kiểm xe cơ giới từ năm 1995 đến nay đã và đang hoạt động nhất định, phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu kiểm định của xã hội, đo đó, các đơn vị đăng kiểm nhìn nhận, việc quy định thêm Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia quản lý đối với dây chuyền thiết bị chuyên ngành là không cần thiết và gây ra sự quản lý chồng chéo giữa các cơ quan Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp, tốn kém, lãng phí tiền của xã hội.

Đồng thời, việc phải tháo tách rời từng bộ phận thiết bị trong dây chuyền kiểm định đồng bộ của các đơn vị đăng kiểm trên khắp các địa phương để chuyển đến Viện Đo lường Việt Nam để kiểm định là không thể thực hiện.

Ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 2903S (Hà Nội) chỉ ra nguyên nhân là do các bộ phận thiết bị trong dây chuyền đồng bộ không thể tách rời khi hoạt động; việc tháo rời các bộ phận thiết bị trên dây chuyền đi kiểm định, khi đưa lại hoạt động phải được kiểm tra, đánh giá lại của cơ quan quản lý chuyên ngành theo định.

Theo ông Hải, đặc thù các bộ phận thiết bị kiểm định cồng kềnh nên việc vận chuyển thiết bị đi lại nhiều dễ gây ra hư hỏng không đảm bảo điều kiện kiểm tra. Đặc biệt, với các trung tâm đăng kiểm ở tỉnh xa như Điện Biên, Sơn La, Lào Cai… vấn đề sẽ rất phức tạp.

“Khi tháo rời thiết bị đem đi kiểm định đồng nghĩa với việc ngưng trệ toàn bộ hoạt động kiểm định xe cơ giới của đơn vị và ảnh hưởng đến hoạt động vận tải của các doanh nghiệp và người dân tại các địa phương”, ông Hải nhấn mạnh.

Nếu áp dụng theo chi phí kiểm định thiết bị mới, thì việc tăng giá phí sẽ tác động trực tiếp vào các chủ xe.

Đặc biệt, các đơn vị đăng kiểm thừa nhận sự lo lắng về giá kiểm định phương tiện đo nhóm 2 quá cao (theo thông báo của Viện Đo lường Việt Nam thì vào khoảng trên 55 triệu đồng/dây chuyền kiểm định so với chi phí kiểm tra hiện nay là 3,1 triệu đồng/dây chuyền). Vì vậy, mỗi đơn vị đăng kiểm có thể phát sinh khoảng 180-200 triệu đồng mỗi năm.

“Với nguồn thu phí kiểm định hiện tại theo quy định, các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới không đáp ứng được các chi phí kiểm định, đo lường các phương tiện đo nhóm 2 theo quy định mới này,” đại diện một đơn vị đăng kiểm phân tích.

Với tần suất kiểm định khoảng 100 xe cơ giới/ngày, ông Đặng Trần Khanh, Giám đốc Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 2903V (Hà Nội) cho rằng, các đơn vị luôn tuân thủ các quy định pháp luật của Luật Giao thông đường bộ và Luật Đo lường. Từ trước đến nay, các thiết bị này do Cục Đăng kiểm Việt Nam hiệu chuẩn.

“Nếu giao cho quá nhiều đơn vị kiểm tra sẽ dẫn đến chồng chéo vì thế nên quy định về một đầu mối là Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý thực hiện đối với các dây chuyền thiết bị chuyên ngành và Bộ Khoa học và Công nghệ có thể thanh kiểm tra, hậu kiểm xác suất dây chuyền kiểm này”, ông Khanh bày tỏ quan điểm và thông tin thêm: “Giá dịch vụ đăng kiểm được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên các cơ quan quản lý Nhà nước đã có bước khảo sát giá dựa trên các yếu tố đầu vào để đưa ra giá kiểm định xe. Với giá thành kiểm định phương tiện hiện nay tương đối thấp chỉ đủ các đơn vị trả lương công nhân viên và tái đầu tư cơ sở vật chất, dây chuyền kỹ thuật,” Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 2903V nói.

Theo ông Khanh, đơn vị đăng kiểm không được quyền tăng giá kiểm định xe vì nếu Nhà nước buông sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh về giá giữa các Trung tâm Đăng kiểm. Hiện, cả nước có hơn 150 Trung tâm Đăng kiểm, nếu áp dụng theo chi phí kiểm định thiết bị mới và chi phí kiểm tra thì sẽ rất tốn kém, ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị, đồng thời việc tăng giá này sẽ đánh trực tiếp vào túi tiền của chủ xe mang phương tiện đến đăng kiểm.

 Là đơn vị chịu trách nhiệm về đăng kiểm, ông Nguyễn Hữu Trí, Cục phó Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, việc có thêm tổ chức kiểm định là không cần thiết và làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi dây chuyền thiết bị kiểm định xe cơ giới có các yêu cầu kỹ thuật riêng của nhà sản xuất về sử dụng mẫu, tiêu chuẩn đánh giá cũng như đào tạo người sử dụng, kiểm tra, đánh giá thiết bị và Cục Đăng kiểm thực hiện với đầy đủ các trang thiết bị kỹ thuật và nguồn nhân lực được đào tạo cấp chứng nhận “Cục Đăng kiểm kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ không đưa các bộ phận thiết bị kiểm tra trong dây chuyền kiếm định xe cơ giới vào danh mục phương tiện đo nhóm 2,” ông Trí nói.

Đặng Nhật

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文