Vì sao việc tuyên bố vỡ nợ ngày càng nhiều?

09:51 15/06/2016
Vỡ nợ với cách hiểu đơn giản là mất khả năng trả nợ giữa chủ nợ với con nợ. Tuy nhiên, trong thực tế từ nhiều vụ vỡ nợ thời gian gần đây cho thấy các đối tượng vay vốn, nhận hàng ký gửi của người dân đã tìm nhiều cách để “biến” mình trở thành người làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán nhằm kéo dài thời gian trả nợ hoặc cấn nợ tài sản nhằm trục lợi...

Liên tục trong nhiều năm qua đã có không ít người chết, tự tử, nhiều gia đình tán gia bại sản vì bị các đối tượng vay nợ không chịu trả tiền mà tìm cách trốn tránh, kéo dài thời gian trả nợ... Riêng trong tháng qua, tại địa bàn tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra 2 vụ tuyên bố vỡ nợ như có sự xếp đặt với số tiền hàng chục tỷ đồng, gây bức xúc dư luận.

Theo cơ quan CSĐT Công an huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, vừa qua cơ sở thu mua cà phê của bà Đoàn Thị Niềm, ông Tưởng Công Kỳ (ở xã Ia Krăi, huyện Ia Grai) gửi đơn đến UBND xã Ia Krăi đề nghị thông báo phá sản với lý do vì làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán khoảng 200 tấn cà phê, trị giá trên 7 tỷ đồng.

Qua tiến hành xác minh, cơ quan Công an xác định, cơ sở kinh doanh của vợ chồng Kỳ-Niềm được cấp phép kinh doanh nông sản từ năm 2006 đến nay. Quá trình làm ăn thời gian đầu đã lấy lòng tin được nhiều người dân mua bán, ký gửi hàng nông sản nhưng sau đó tuyên bố mất khả năng trả nợ.

Cơ sở kinh doanh Nguyệt Tỉnh với những phiếu gửi hàng nội dung sơ sài. 

Vào tháng 5-2016, nhiều người dân ký gửi cà phê đến cơ sở thu mua nông sản của vợ chồng Kỳ - Niềm xin bán hàng lấy tiền thì chủ cơ sở đã cho biết mất khả năng trả nợ. Bà Oanh, một người dân đã ký gửi tại đây 47 tấn cà phê đến cắt giá cà phê lấy tiền nhưng vợ chồng Kỳ - Niềm đã cho biết không còn tiền trả nợ. 

Sau khi vợ chồng Kỳ - Niềm bán hết số hàng còn lại trong kho được gần 2,4 tỷ đồng nhưng phải trả cho các ngân hàng hết gần 2 tỷ đồng, số còn lại không đủ thanh toán cho các cá nhân khác. Lúc đầu, nhiều người đến lấy tài sản cấn nợ với giá cao nhưng sau đó đã không đồng ý.

Qua xác minh của Công an huyện Ia Grai cho thấy, việc các hộ nông dân ký gửi cà phê cho chủ kinh doanh Kỳ - Niềm là tự nguyện, không có giấy tờ hợp đồng quy định cụ thể nào mà người dân chỉ ký sổ gửi cà phê. Điều này cho thấy đây là sơ hở rất lớn của người dân nên cơ quan Công an đã hướng dẫn người dân khởi kiện ra tòa án để đòi nợ chứ chưa có dấu hiệu tội phạm để khởi tố điều tra.

Theo lý giải của chủ cơ sở kinh doanh này là do đánh giá sai lầm về thị trường nông sản nên đã mua giá cao, bán giá thấp và trả lãi ngân hàng nên thua lỗ. Trong khi đó, đầu tháng 6 vừa qua, chủ doanh nghiệp  (DN) thu mua, nhận ký gửi cà phê Nguyệt Tỉnh (ở thôn Hà Lòng, xã Kdang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) do bà Nguyễn Thị Nguyệt làm chủ cũng tự nguyện đến UBND xã Kdang tuyên bố vỡ nợ, mất khả năng thanh toán số tiền trên 36 tỷ đồng với lý đưa ra là làm ăn thua lỗ. 

Thiếu tá Nguyễn Đức Hoàng, Phó trưởng Công an huyện Đắk Đoa cho biết, theo điều tra ban đầu có khoảng 13 đơn gửi đến Công an huyện kêu cứu với số tiền bị mất khoảng 2,5 tỷ đồng. 

Trong khi đó, phía Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai cũng đã nhận hàng chục đơn tố cáo DN Nguyệt Tỉnh chiếm dụng với số tiền hơn 30 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản của DN này do cơ quan chức năng nắm được trị giá chưa tới 10 tỷ đồng nhưng đã nợ vay ngân hàng hơn 4 tỷ đồng.

Đau đớn là sau khi DN Nguyệt Tỉnh tuyên bố vỡ nợ, hàng chục nông dân trồng hồ tiêu, cà phê ở địa phương đã lâm vào cảnh điêu đứng vì không có tiền lo cho con cái ăn học, không lấy đâu ra tiền đầu tư cho cây cà phê vụ tới; nhiều hộ gia đình có người đau ốm nhưng không có tiền chữa bệnh...

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Đoa cho biết, cũng giống như vụ vỡ nợ ở Ia Grai, những người gửi cà phê ở Đắk Đoa không có hợp đồng giao nhận hàng cụ thể, không có quy định bảo quản, xử lý hàng gửi, không có ngày hứa hẹn trả hàng, tiền mà chỉ ghi nợ bằng phiếu gửi hàng rất đơn giản; có trường hợp viết bằng tay trên mảnh giấy vụn với nội dung gửi hàng... 

Điều này khiến người dân gửi hàng đã tự nguyện trao quyền rất lớn về định đoạt tài sản của họ gửi cho phía DN. Vì vậy, DN tự ý bán tài sản rồi sau đó nhận nợ mà không biết khi nào trả. 

Theo điều tra ban đầu, ngoài lượng hàng cà phê, hồ tiêu người dân gửi, DN Nguyệt Tỉnh còn vay nợ với lãi suất cao từ nhiều người với số tiền khoảng 16,3 tỷ đồng. Nhiều người dù biết DN Nguyệt Tỉnh từng vỡ nợ ở Đắk Lắk, bỏ sang Gia Lai kinh doanh lại nhưng vì ham lợi nên vẫn cho vay tiền và tiếp tục dính bẫy.

Những “kịch bản” vỡ nợ của các cơ sở thu mua hàng nông sản ở Gia Lai vừa qua cho thấy cũng giống hàng chục vụ vỡ nợ trước đây tại các tỉnh Tây Nguyên, cuối cùng người chịu thiệt hại vẫn là nông dân.

Đặng Ngọc Như

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文