Trở lại vụ “ép” dân nghèo mua bò với giá quá cao

08:52 01/01/2017
Theo đó, HĐND huyện Ea Súp đã ra Quyết định số 17/QĐ-HĐND thành lập Đoàn giám sát đột xuất do ông Phạm Công, Phó Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn. Thông qua đợt giám sát, Thường trực HĐND huyện xác định hiệu quả cũng như những hạn chế, vướng mắc trong việc cấp bò. Để từ dó, tìm ra hướng khắc phục, giải pháp cơ bản trong thời gian tới.


Theo báo cáo của UBND xã Cư Kbang với đoàn giám sát cho thấy, đến nay toàn xã đã có 95 hộ dân mua bò cái sinh sản, còn lại 5 hộ chưa mua. Trong đó, 1 hộ ở thôn 2 có tên trong danh sách nhưng còn nợ Ngân hàng chính sách 10 triệu đồng (lý do vợ đứng tên vay mà hiện tại vợ đã chết); 1 hộ ở thôn 3 không có nhu cầu mua bò; 1 hộ thôn 3 đang tìm bò cỏ theo ý muốn để mua; 2 hộ không có CMND ở Đắk Lắk.

Trao đổi về những phản ánh của Báo CAND sáng 31-12-2016, ông Cao Thanh Hoài, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Kbang cho biết, ông đã đi kiểm tra bò tại một số hộ dân. Thực tế cho thấy, phản ánh của người dân là có cơ sở. Cụ thể như tại thôn 11 của xã có tất cả 16 hộ dân được hỗ trợ mua bò theo Chương trình 755. Thế nhưng, chỉ có 2 hộ được chủ bò trả lại 3 triệu đồng/hộ, còn lại bò to, bò nhỏ đều cùng giá 20 triệu đồng. Riêng ở các thôn khác thì giá bò có sự khác nhau chứ không cùng một giá. 

Nhiều hộ dân tại Đắk Lắk sau khi nhận bò Chương trình 755 về nhưng lại không đồng tình ủng hộ.

“Đáng nói, theo kết quả kiểm tra của tôi và trên cơ sở giá thị trường thì những con bò có giá 20 triệu đồng mà người dân thôn 11 mua của trang trại Hoàn Tâm chỉ khoảng 15-17 triệu đồng/con. Như vậy, trang trại Hoàn Tâm đã bán bò cho những hộ dân thôn 11 với giá quá cao so với thực tế”, ông Hoài khẳng định.

Cũng theo ông Hoài, xã không hề hay biết vấn đề này và chỉ đến khi người dân lên tiếng và báo chí phản ánh. 

“Trước vụ việc trên, sáng 26-12, tôi đã gọi điện và yêu cầu ông Nguyễn Huy Hoàn (chủ trại bò Hoàn Tâm, đơn vị bán bò cho dân - PV), một là phải đổi lại bò cho dân tương xứng với số tiền 20 triệu đồng hoặc thống nhất với dân để bớt giá tiền bò cho người dân. Ban đầu, ông Hoàn nói những con bò mà người dân thôn 11 mua là bò lai nên giá cao, 20 triệu đồng/con. Tuy nhiên, khi tôi đưa ra dẫn chứng cùng loại bò lai nhưng các hộ dân ở thôn khác mua với giá thấp hơn thì chủ trang trại này nói sẽ sang từng hộ để xem xét lại và thống nhất giá bò phù hợp với dân. Tuy nhiên, đến nay người dân và chủ trang trại vẫn đang thống nhất để bớt giá tiền mua bò”, ông Hoài cho hay.

Như Báo CAND đã có bài phản ánh, ngày 20-5-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 755/QĐ-TTg (gọi là Chương trình 755) về việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho những hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo. Tuy nhiên, do đặc thù tại một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk không còn quỹ đất để thực hiện chương trình này nên đã chuyển sang thực hiện một số nội dung khác như: Mua bò sinh sản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đào tạo nghề cho nông dân…

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tại một số địa phương đã triển khai một cách máy móc, không tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân nhưng sau đó lại “ép” họ mua bò với giá cao hơn thị trường. Khi người dân phản đối thì “dọa” cắt chương trình thụ hưởng dẫn đến không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Nhiều hộ dân tại Đắk Lắk sau khi nhận bò Chương trình 755 về nhưng lại không đồng tình ủng hộ.
Nhiều hộ dân tại Đắk Lắk sau khi nhận bò Chương trình 755 về nhưng lại không đồng tình ủng hộ.
Văn Thành

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文