Giải quyết ô nhiễm môi trường ở làng nghề Phong Khê, Bắc Ninh

Bài cuối: Cần quyết liệt hơn để cứu lấy môi trường

07:58 18/10/2024

Sau khi Đề án "Tổng thể xử lý ô nhiễm môi trường phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2022-2030" được Ban thường vụ Tỉnh ủy thông qua, UBND thành phố Bắc Ninh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại phường Phong Khê có những chuyển biến theo hướng tích cực, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nâng cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, việc xử lý vẫn còn đang trong quá trình thực hiện, cần sự quyết liệt mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng và sự chấp hành nghiêm túc của người dân.

Đối phó, xả trộm, xả lén lút chất thải ra môi trường

Thực hiện đề án trên, UBND TP Bắc Ninh đã thành lập các đoàn công tác kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường tại làng nghề Phong Khê. Cụ thể, các đoàn đã kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tập trung vào các hành vi chính như: không có giấy phép môi trường, xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép, đổ chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quỵ định, tiếp nhận chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý...

Lực lượng chức năng lập biên bản cơ sở vi phạm.

Theo đó, về xử lý nước thải, sau khi yêu cầu các cơ sở khắc phục. Các cơ sở đã tập trung xử lý sơ bộ nước thải sản xuất theo nhóm, cụm sau đó bơm bằng đường ống kín dẫn về nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê. Các cơ sở tập trung mua hơi thương phẩm, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đã được giảm thiểu nhiều so với những năm trước. Các cơ sở ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải với đơn vị có chức năng, nhiều cơ sở đã cam kết ngừng sản xuất theo quy định của chính quyền.  Bên cạnh đó, chính quyền đã thành lập 5 tổ tự quản tại 2 cụm công nghiệp và 3 khu phố để giám sát việc chấp hành.

Tuy nhiên, vẫn còn những cơ sở chưa nghiêm túc, có biểu hiện đối phó, xả trộm, xả lén lút chất thải ra môi trường. Hầu hết, các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều chưa lập các thủ tục hành chính về môi trường. Hệ thống xử lý nước thải, khí thải, tuy nhiên không vận hành thường xuyên và các công trình xử lý môi trường chưa đảm bảo quy chuẩn theo quy định.

Thượng tá Hoàng Đức Bách, Phó trưởng Công an TP Bắc Ninh cho biết, hầu hết các cơ sở sản xuất ở Phong Khê đều không có giấy phép về bảo vệ môi trường nhưng việc xử phạt đối với hành vi này rất khó khăn vì nhiều cơ sở không nộp phạt. Theo đó, nếu không chấp hành xử phạt thì bắt buộc các cơ quan chức năng phải thực hiện nhiều biện pháp như đôn đốc, xác minh để cưỡng chế… nhưng việc xác minh tài sản tương ứng để cưỡng chế rất khó khăn. Chính vì vậy, ngoài vi phạm về môi trường, lực lượng chức năng kiểm tra vi phạm về điện, phòng cháy chữa cháy, xây dựng... Nếu cơ sở nào vi phạm về điện thì sẽ phải cắt điện 3 pha. “Chúng tôi tính toán biện pháp hợp tình hợp lý nhất đó là vận động cơ sở vi phạm tự xin ngắt điện, ngừng sản xuất” – Thượng tá Hoàng Đức Bách cho biết.

Tính từ đầu năm 2021 đến tháng 9/2024, Công an TP Bắc Ninh phối hợp Phòng Tài nguyên môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trên địa bàn phường Phong Khê được 94 vụ/ 97 đối tượng, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 7,5 tỷ đồng. Trong đó, năm 2021 kiểm tra 30 vụ/ 31 đối tượng với tổng số tiền phạt là 4,2 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 9 tháng đối với 10 cơ sở, 7,5 tháng đối với 1 cơ sở. Năm 2022, đã kiểm tra 25 vụ/ 27 đối tượng, tổng số tiền phạt là 831 triệu đồng (do dịch COVID – 19 nên các cơ sở không hoạt động).

Năm 2023, đã kiểm tra 26 vụ/ 26 đối tượng, tổng số tiền phạt gần 1,2 tỷ đồng. Năm 2024 kiểm tra 13 vụ/ 13 đối tượng, tổng số tiền phạt là hơn 1,2 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 4,5 tháng đối với 6 cơ sở. Các nhóm hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra tại các cơ sở trên địa bàn phường Phong Khê là: hành vi xả nước thải, thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải vào môi trường; hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường. Trong đó có nhiều cơ sở đã bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý 2-3 lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm như: Công ty Cổ phần năng lượng và môi trường Đống Cao năm 2023 bị xử phạt về hành vi xả nước thải, thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật nhưng không có biện pháp xử lý, với số tiền phạt là 130 triệu đồng.

Năm 2024 cơ sở này tiếp tục bị xử phạt hành vi trên với mức tiền 55 triệu đồng. Công ty cổ phần công nghệ Z168, năm 2023 bị xử phạt 2 lần về hành vi Tiếp nhận chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý, đến năm 2024 bị xử lý hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải vào môi trường…

Bước đầu, khi lực lượng chức năng xử lý rốt ráo, đường làng, ngõ xóm được dọn dẹp (cải tạo, nâng cấp tuyến đường Cầu Tiên), cống rãnh được khơi thông; đã tháo dỡ toàn bộ đường ống khai thác, dẫn nước nước mặt sông Ngũ Huyện Khê không phép và các đường ống xả thải ra sông.

Đối thoại tìm “lối ra” cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

Để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất giấy ở Phong Khê, ngày 5/9, Chủ tịch UBND TP Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hiếu đã trực tiếp đối thoại với các chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê, TP Bắc Ninh với gần 300 người tham gia. Tại buổi đối thoại, phần lớn các câu hỏi, đề xuất, kiến nghị của các cơ sở sản xuất giấy tại phường Phong Khê tập trung với nội dung “Đề nghị cho phép tiếp tục kéo dài thời gian để các cơ sở sản xuất, thu hồi công nợ, tìm vị trí sản xuất mới, không bị đứt gẫy chuỗi sản xuất, kinh doanh, không bị phá sản… do các cơ sở đã đầu tư và vay ngân hàng, thế chấp tài sản đất đai… rất nhiều - hàng chục, hàng trăm tỷ đồng mỗi cơ sở”; “Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh bố trí khu vực sản xuất giấy trong tỉnh để các cơ sở được di dời đến tiếp tục hoạt động”…

Công an Bắc Ninh thi hành lệnh bắt đối với Nguyễn Thị Thoa (X).

Ông Nguyễn Mạnh Hiếu cho biết, thành phố kiên quyết thực hiện Đề án; giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại phường Phong Khê, dừng hoạt động sản xuất giấy của các cơ sở trong khu vực làng nghề, sản xuất trên diện tích đất vi phạm quy định về đất đai xong trước ngày 31/12/2024 và song song kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cụm công nghiệp Phong Khê I, II. UBND TP Bắc Ninh cũng đã kết nối với đại diện dự án cụm công nghiệp Quảng Chu, tỉnh Bắc Kạn đến giới thiệu trực tiếp tại Hội nghị và mời các cơ sở, doanh nghiệp Phong Khê liên hệ đầu tư, sản xuất tại hội nghị đối thoại.

Ngày 21/9/2024, UBND TP Bắc Ninh phối hợp với Công ty Cổ phần Onsen Fuji Bắc Kạn tổ chức Hội thảo về phát triển ngành công nghiệp giấy và giới thiệu cụm công nghiệp Quảng Chu tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố (thu hút gần 100 cơ sở sản xuất giấy Phong Khê tham dự).

Trong quá trình kiểm tra, kết hợp tuyên truyền vận động, đến ngày 11/10, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra 131 cơ sở, trong đó 127 cơ sở trong khu dân cư, 4 cơ sở trong các cụm công nghiệp. Đã xử phạt và đình chỉ hoạt động đối với 6/105 cơ sở (mức phạt 160 triệu đồng/ hộ kinh doanh đối với hành vi không có giấy phép môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp;  đã niêm phong (ngừng cung cấp điện 3 pha) 6 cơ sở. Đã có 11/105 cơ sở dừng hoạt động sản xuất giấy, hiện nay làm kho chứa hàng, sản xuất, kinh doanh lĩnh vực khác…(đã tháo dỡ máy móc, dây chuyền sản xuất giấy); 109/127 cơ sở (trong đó có 14 cơ sở sản xuất hơi thương phẩm) xin tự dừng hoạt động, đề nghị ngừng cung cấp điện 3 pha phục vụ hoạt động sản xuất giấy, hơi…

 Bà Nguyễn Thị Hồng Linh, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bắc Ninh cho biết, tình hình ô nhiễm môi trường ở địa bàn đã xảy ra nhiều năm nay, khi chính quyền xử lý mạnh mẽ thì một số người dân phải ứng gay gắt vì ảnh hưởng đến đời sống của họ. Nhiều gia đình đầu tư số tiền lớn để sản xuất, có những máy móc lên đến hàng trăm tỷ nên họ phải vay tiền để đầu tư. Để giải quyết khó khăn cho người dân, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chức năng liên hệ các địa phương có khu, cụm công nghiệp tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất giấy tái chế. Hiện, cụm Công nghiệp Quảng Chu ở Bắc Kạn đã đồng ý tiếp nhận các doanh nghiệp này, đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hộ sản xuất đều ngại vì xa. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội thì người dân phải chấp nhận và thích nghi với việc thay đổi công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hơn, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, PCCC…

Kiên quyết xử lý các vi phạm, đối tượng chống người thi hành công vụ

Ngày 27/9, Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Bắc Ninh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn phường Phong Khê đối với một số hộ kinh doanh. Khi lực lượng chức năng kiểm tra thực tế tại hộ kinh doanh Đào Văn Bách, ở Đồng Ngòi, khu Dương Ổ, hàng trăm người đã lôi kéo, tụ tập gây rối ANTT; một số trường hợp quá khích có lời lẽ xúc phạm, cản trở người thi hành công vụ; đồng thời livestream trên mạng xã hội với những phát ngôn gây kích động, không đúng sự thật về quá trình kiểm tra, tạo dư luận xấu trong xã hội.

Đặc biệt, tại thời điểm trên, Nguyễn Thị Thoa, SN 1993, trú ở khu Dương Ổ, phường Phong Khê đã có hành vi hất đổ bàn làm việc khi tổ kiểm tra đang thực hiện việc lập biên bản. Ngày 30/9/2024, tại Công an phường Phong Khê, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Bắc Ninh đã thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Thoa để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Sử, 39 tuổi, ở phường Phong Khê, TP Bắc Ninh và Trần Văn Chính, 32 tuổi, ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là Phó Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Nam Thái Nguyễn chi nhánh Bắc Ninh, có địa chỉ tại CCN Phong Khê 2, phường Khê về tội “Gây ô nhiễm môi trường”. Theo hồ sơ vụ việc, do có nhu cầu san lấp thửa ruộng trũng của gia đình tại cánh đồng khu Ngô Khê, phường Phong Khê và được sự đồng ý của Trần Văn Chính, từ đầu tháng 7/2024 đến giữa tháng 8/2024, Trần Quốc Sử đã vận chuyển 40 chuyến xe với khối lượng gần 200 tấn tro xỉ phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu sản xuất lò hơi của Công ty TNHH Nam Thái Nguyễn về san lấp tại thửa ruộng.

Cùng với việc bắt giữ Nguyễn Thị Thoa, Công an TP Bắc Ninh đã chỉ đạo Công an phường tuyên truyền cho người dân các quy định của pháp luật, đến nay không còn hiện tượng người dân, cơ sở sản xuất giấy tụ tập đông người, livestream trên mạng xã hội, có các hành vi chống đối, lời nói xúc phạm đối với hoạt động của đoàn kiểm tra. Tại UBND phường Phong Khê, trong 1 ngày cũng có tới 6 cơ sở tự nguyện xin cắt điện 3 pha để ngừng sản xuất.

Khi chúng tôi đến, gia đình bà Nguyễn Thị Nga, chủ cơ sở sản xuất đang dọn dẹp để chuẩn bị chuyển đổi ngành nghề. Bà Nga cho biết, gia đình bà làm giấy đã nhiều đời, hai vợ chồng cũng gắn bó với nghề giấy từ bé đến nay nên nếu ngừng sản xuất cũng chưa biết làm gì để sống.

“Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thức được nếu cứ sản xuất thế này thì môi trường bị huỷ hoại, sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ con em sau này nên chúng tôi đã có đơn xin ngừng sản xuất. Hiện tại, chúng tôi có 10 ngày để dọn dẹp, thu gọn sản xuất” – bà Nga cho biết. Được biết, sau xử lý quyết liệt của lực lượng chức năng TP Bắc Ninh, các hộ dân bắt đầu tìm hướng chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất sang làm dịch vụ, gia công cho các nhà máy và các hoạt động sản xuất, kinh doanh được nhà nước cho phép. Hi vọng, với quyết tâm của lực lượng chức năng, tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Phong Khê sẽ được xử lý dứt điểm, người dân được chuyển đổi ngành nghề phù hợp để ổn định cuộc sống.

Phương Thủy

Từ 15h ngày 12/12, giá xăng tăng giảm không đáng kể, song ở giá dầu đồng loạt giảm từ 127- 551 đồng/lít/kg.

Sáng 12/12, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai lực lượng từ sớm tại nút giao thông Đại Cồ Việt – Giải Phóng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để thực hiện nhiệm vụ điều tiết, phân luồng giao thông đồng thời ngăn chặn, xử lý người cố tình vi phạm qua đó thiết lập “Ngã tư an toàn giao thông” tại Thủ đô giúp nhân dân lưu thông một cách an toàn.

Đến trưa 12/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An (Phú Yên) đã kết thúc cuộc khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn xảy ra vào hồi 9h sáng cùng ngày, tại km 1319+390 trên đường quốc lộ 1A qua địa phận thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An.

Năm 2025 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của Đảng, đất nước và CAND, vấn đề chính trị tư tưởng cần phải được đặc biệt quan tâm hơn bao giờ hết, nhất là trong bối cảnh đang tích cực đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bị can Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trung Hậu 68) bị đề nghị truy tố về ba tội: “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản” và “Rửa tiền”. Cơ quan điều tra kết luận, Lê Quang Bình đã thu lợi gần 294 tỷ đồng từ khai thác cát trái phép, sau đó dùng tiền biếu xén một số quan chức tỉnh An Giang và mua sắm hàng loạt bất động sản, xe sang.

Ngày 12/12, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét hỏi các bị cáo trong vụ án mua bán hoá đơn khống thu lợi bất chính hơn 100 tỷ đồng, do bị cáo Bùi Văn Bảo (cựu Giám đốc Công ty CP Tư vấn Ánh Dương) cầm đầu.

Tối muộn ngày 11/12, PV Báo CAND theo chân tổ công tác 141-H của Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên tuyến đường Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ). Trong đó, tổ công tác tập trung xử lý các đối tượng thanh thiếu niên điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, nẹt pô, "càn quấy"... trên đường cùng với đó phát hiện, ngăn chặn các đối tượng phạm pháp hình sự .

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文