Bi kịch “việc nhẹ lương cao” ở nước ngoài

07:58 27/07/2022

Từ lúc chuộc người thân trở về từ Campuchia với số tiền từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, nhiều gia đình sinh sống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải gánh nợ. Đáng buồn, do giấc mơ vượt biên đổi đời mà cuộc sống của họ vốn đã khó khăn nay lại lâm vào cảnh túng quẫn.

Nạn nhân N.T.K (ngụ Tây Ninh) nghe lời dụ dỗ ngon ngọt sang Campuchia làm ăn với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng, nên K đã giấu gia đình, người thân, bỏ lại con nhỏ khăn gói vượt biên mà chẳng chút nghi ngờ. Đến khi vỡ mộng làm giàu, tỉnh ngộ là lúc đặt lên đôi vai người chồng của K món nợ trên 100 triệu đồng gửi sang chuộc thân cho K trở về nhà.

Gia đình ông Q. đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cầu cứu.

Chị K chia sẻ: “Ban đầu, em không có việc làm, vô tình lướt Facebook thấy có chỗ tuyển việc làm lương cao mỗi ngày làm 8 tiếng, làm ở rạp chiếu phim, nên em mới liên hệ để đi làm. Đầu tiên, nhà xe hẹn em chừng nào đi sẽ sắp xếp xe tới khu vực An Sương (TP Hồ Chí Minh) tài xế rước em, chở em tới cửa khẩu Mộc Bài thì có 2 chiếc xe ôm gần đó đưa em đi. Do vượt biên trái phép nên phải lội ruộng mới qua được. Tại Campuchia, bọn đầu gấu đưa xe đón, rồi giam giữ em cùng các cô gái khác. Sau đó, chúng đem từng đứa qua công ty bán, đầu tiên bán em với giá 2.500 USD. Lúc đó, gia đình em chưa chạy tiền kịp nên bắt em bán cho chỗ khác. Các đối tượng này hoạt động kiểu xã hội đen”.

Chưa dừng lại, bọn chúng còn ép nhân viên như chị K lên mạng chèo kéo thêm người khác sang Campuchia làm việc. Qua lời kể của chính nạn nhân thì họ không có sự lựa chọn nào khác, đành phải chấp nhận làm việc khổ sai hoặc quay ra lừa chính đồng bào mình. Chị K bức xúc: “Ban đầu, em cũng có chống đối, nhưng bị chúng đập điện thoại. Chúng quăng em vô xe khiến tâm lý em hoảng loạn. Vào nơi chúng gọi là công ty, em bị giam giữ ở tầng 10. Hằng ngày, em phải gọi điện thoại tư vấn dụ dỗ, tuyển cộng tác viên tại nhà nhưng mà công việc đó là lừa đảo, 1 ngày họ quy định tuyển 10 người. Không tuyển đủ chỉ tiêu thì 1 người phải trừ và nợ 1.000 USD. Bọn chúng lừa đảo cả tỷ bạc, có nhiều người tự tử…”.

Sau khi vào trong công ty làm việc, chị K cũng như bao nạn nhân khác sẽ không được ra ngoài, xung quanh là những bức tường cao bao kín, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt, không có đường trốn thoát. Không còn cách nào khác, chị K cầu cứu gia đình vay mượn tiền gửi sang Campuchia nộp cho chủ để đổi lại sự tự do.

Anh M (chồng chị K), cho biết thêm: “Có người gọi điện thoại đến và nói em là bây giờ anh nói ngắn gọn nhé, anh em mình cũng là người Việt Nam. Bây giờ nói thẳng với anh, vợ anh bị người ta lừa đảo qua bên đây làm việc. Bọn em là bên nhà xe ở Campuchia, giờ anh muốn chuộc vợ anh về phải mất 2.500 đô la, 2.500 đô la, tính ra 61 triệu, 60 triệu đồng. Anh chạy 60 triệu đồng gửi qua, em đưa vợ anh về tới TP Hồ Chí Minh. Khi đó, anh tự lên đón chị. Chúng nói vài câu vậy thôi rồi thuê bao không liên lạc được”.

Được biết, gia đình chị K có hoàn cảnh khó khăn, chồng làm thuê, phải chạy cơm từng bữa. Số tiền để chuộc vợ về nằm ngoài sức tưởng tượng và khả năng của chồng K. Tuy nhiên, khi nghĩ tới sự sống của vợ bị đe doạ từng ngày, anh M. phải vay mượn họ hàng, chòm xóm không sót một ai mới tích góp đủ từng đồng đưa vợ hồi hương.

Với nhiều gia đình, việc mất tiền nhưng đưa được người thân trở về vẫn còn là điều may mắn. Có nhiều trường hợp như con trai của ông Nguyễn Văn Q. (ngụ huyện Tân Châu) theo bạn qua đến Campuchia tìm việc, khi qua đến nơi thì hoàn toàn mất liên lạc sau một cuộc gọi về cho gia đình. Ông Q nói: “Mỗi lần điện nó không được. Khi điện được thì thấy mắt con tôi sưng, nước mắt nó chảy nhưng nó không dám khóc. Tôi thấy có đối tượng xăm mình ngồi sau lưng khống chế con và không cho nó nói điện thoại nhiều. Không thể chạy vay tiền chuộc con như những trường hợp bị lừa bán sang Campuchia, tôi chỉ biết lo lắng, thấp thỏm, chờ tin con trong vô vọng”.

Trong khi các đường dây tội phạm buôn bán người chưa được bóc gỡ triệt để thì hằng ngày có thể vẫn còn nhiều nạn nhân mới sập bẫy lừa. Thượng tá Nguyễn Văn Tâm, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Tây Ninh khuyến cáo: Trước khi nhận lời mời đi làm việc, nhất là làm việc ở nước ngoài, người dân cần tìm hiểu kỹ địa danh, địa điểm nơi mình đến làm việc, thông tin cá nhân người tuyển dụng, người giới thiệu và người đi cùng. Tham khảo ý kiến mọi người xung quanh, cung cấp thông tin cho gia đình, người thân về địa điểm nơi làm việc và công việc sẽ làm. Khi phát hiện các đối tượng đường dây lôi kéo môi giới tổ chức đưa người ra nước ngoài làm việc, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người thì cần thông tin cho người thân, gia đình và trình báo cơ quan Công an gần nhất.

Việc đưa lao động đi nước ngoài là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do vậy, khi các đối tượng đưa ra các thông tin việc nhẹ, lương cao, người dân cần yêu cầu các chúng đưa ra các giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nếu không có giấy phép chứng tỏ hoạt động này là bất hợp pháp. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, người dân báo ngay cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ kịp thời...

T.Nhung-C.Bình

Ngày 25/11, theo tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng, trong vụ kiểm tra vũ trường New MDM CLUB trên địa bàn TP Hải Phòng, lực lượng chức năng xác định có cặp vợ chồng "nguyên sếp" liên quan đến ma túy.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, chiều 25/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Luật Quảng cáo 2012 cũng như dự thảo luật chủ yếu điều chỉnh các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình mà chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trực tuyến hiện đại, như quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok..., khiến cơ quan quản lý gặp khó khăn trong xử lý vi phạm.

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Đến 17h chiều nay 25/11, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Hai hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch vẫn đang cấp tập điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập lụt.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Đại tá Lê Quang Nhân - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và Thượng tá Lương Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội nghị.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文