Viết tiếp bài “Kéo dài thi hành án, ảnh hưởng quyền lợi người dân: Mỏi mòn chờ thực thi công lý”:

Cần có phương án xử lý dứt điểm 555 mẫu vật vàng

07:06 31/07/2024

Liên quan đến việc nhiều bị hại trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Kinh doanh trang sức vàng quốc tế IG (Công ty IG) vẫn chưa được bồi thường dân sự, đại diện Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội thừa nhận, cơ quan chức năng này chưa từng có văn bản chính thức trả lời công dân dẫn đến việc người dân khiếu kiện kéo dài. Bên cạnh đó, 555 mẫu vật vàng được cơ quan Công an thu giữ trong vụ án hiện vẫn đang được lưu tại Kho bạc nhà nước và chưa được tuyên xử lý.

Báo CAND số ra ngày 17/7 có bài viết “Kéo dài thi hành án, ảnh hưởng quyền lợi người dân: Mỏi mòn chờ thực thi công lý”, phản ánh việc bản án do Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên đã có hiệu lực nhiều năm nhưng nhiều bị hại liên quan đến vụ việc Công ty IG vẫn đang dài cổ chờ được bồi thường dân sự.

Ngày 26/7, đại diện Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã có buổi làm việc với PV Báo CAND. Tại buổi làm việc, ông Phan Viết Bình, Chấp hành viên trực tiếp thụ lý vụ án cho biết đã từng nhận được đơn thư cũng như đã có nhiều buổi làm việc với một số người dân là bị hại (những người này chưa được bồi thường dân sự trong vụ án liên quan đến Công ty IG) như bà Nguyễn Thị Dung, bà Hoàng Thị Thúy Hằng, bà Nguyễn Thị Kim Luyến… Tuy nhiên, ông Phan Viết Bình cũng thừa nhận, nhiều năm qua, Cục chưa có văn bản chính thức trả lời cho công dân.

Cần có phương án xử lý dứt điểm 555 mẫu vật vàng -0
555 mẫu vật vàng thu tại Công ty IG chưa được tuyên xử lý trong các bản án dẫn đến không có cơ chế để xử lý.

Về công tác thi hành án dân sự liên quan đến vụ việc Công ty IG, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã ban hành các quyết định thi hành án, trong đó cho thi hành án đối với 2 bị cáo trong vụ án là Phạm Đức Tài và Lưu Công Khánh.

“Theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 47, Luật Thi hành án dân sự, số tiền thu hồi được theo quy định được ưu tiên giải quyết phần các bị cáo phải nộp cho nhà nước, sau đó còn thừa mới giải quyết cho quyền lợi của các bị hại có đơn thi hành án.

Cục đã thu hồi và sung công quỹ nhà nước số tiền hơn 12 tỷ đồng. Số tiền này thu được từ 341 loại mẫu vật là đồ trang sức của Công ty IG (nhẫn, bông tai, dây chuyền, vòng tay), các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của các bị can…. đã được tuyên trong Quyết định của Bản án số 377/2018/HSST ngày 8/12/2018 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội”, ông Bình giải thích.

Cũng theo ông Phan Viết Bình, theo nhận định tại Bản án số 377/2018/HSST ngày 8/12/2018 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội, 555 mẫu vật vàng thu được khi cơ quan chức năng khám xét khẩn cấp trụ sở Công ty IG tại số 165 Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội, dù được nhắc đến trong vụ án nhưng trong quyết định của tòa án lại không tuyên xử lý như thế nào. Chính vì thế mà số mẫu vật này hiện vẫn nằm trong Kho bạc Nhà nước mà chưa có phương án xử lý. Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã kiến nghị tòa án và viện kiểm sát xem xét giám đốc thẩm để đưa số tài sản này vào xử lý.

Cụ thể, tháng 12/2023, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội có công văn số 1395/CV-CTHADS gửi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong đó nêu rõ, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã tiến hành kê biên, xử lý để thi hành án đối với toàn bộ tài sản được ghi tại phần Quyết định của Bản án nhưng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thi hành án của Phạm Đức Tài, Lưu Công Khánh.

Liên quan đến việc tạm giữ, kê biên, xử lý tài sản trong vụ án để đảm bảo thi hành án, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội nhận thấy, theo nhận định của Bản án số 377/2018/HSST ngày 8/12/2018 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội, ngày 6/2/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa khám xét khẩn cấp trụ sở Công ty cổ phần Kinh doanh vàng quốc tế IG tại số 165 Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội và đã tạm giữ các đồ vật là 555 mẫu vật vàng bao gồm các đồ vật trang sức, miếng kim loại…

Các mẫu vật trên đã được Viện Khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Công an giám định và kết luận đều là vàng có hàm lượng từ 41,7% gam đến 99,99% gam. Tuy nhiên, Quyết định của Bản án số 535/2019/HSPT ngày 11/9/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội và Bản án số 377/2018/HSST ngày 8-12/10/2018 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội đều không tuyên xử lý đối với số tài sản này.

Ngày 6/4/2023, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã nhận được Công văn số 1263/VKSTC-V7 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với  nội dung: “Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đang thụ lý hồ sơ vụ án Phạm Đức Tài và đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” để xem xét, giải quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự phúc thẩm số 535/2019/HSPT ngày 11/9/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội”.

Như vậy, trong khi 555 mẫu vật vàng vẫn đang nằm im trong Kho bạc Nhà nước thì quyền lợi của rất nhiều bị hại liên quan đến vụ án Công ty IG lại chưa được đảm bảo. Đề nghị tòa án và viện kiểm sát sớm xem xét giám đốc thẩm để đưa 555 mẫu vật vàng vào xử lý, đảm bảo quyền lợi cho các bị hại trong vụ án.

N.Hương-P.Hoạt

Vụ án Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế và nhiều cán bộ có liên quan về hành vi nhận hối lộ trong đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả vừa qua đã gây rúng động dư luận. Điều khiến công chúng lo lắng là sự suy giảm nghiêm trọng lòng tin vào cơ quan lẽ ra phải là tuyến phòng thủ đầu tiên, vững chắc nhất cho sức khỏe cộng đồng.

Để lôi kéo, kích động hàng trăm người dân tụ tập, cản trở việc triển khai dự án lò hỏa thiêu và gần đây là thi công tuyến đường vào khu vực mỏ khai khoáng của doanh nghiệp, một số đối tượng đã lên mạng xã hội thông tin thất thiệt về chủ trương, đường lối nhằm mục đích lôi kéo số đông a dua, tiềm ẩn nguy cơ về ANTT trên địa bàn.

Ngày 26/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản gửi Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc khẩn trương kiểm tra, xác minh hoạt động sản xuất và lấy mẫu kiểm nghiệm đối với hai sản phẩm thực phẩm do cá nhân có biệt danh “Ngân Collagen” quảng cáo.

Câu chuyện làm sao để giấc mơ có nhà của công nhân, người lao động nghèo thành hiện thực, nhà ở xã hội đến được đúng đối tượng đã làm nóng nghị trường Quốc hội ngày 24/5 khi Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhằm tạo quỹ nhà cho người thu nhập thấp, cách đây 22 năm, ngày 23/4/2003 UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 07/2003/CT-UB, trong đó yêu cầu các chủ đầu tư dự án nhà ở phải dành 10% diện tích quỹ đất ở hoặc 20% quỹ nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại để bán lại với giá vốn cho thành phố. Sau đó hơn 2 năm, ngày 24/11/2005, UBND thành phố đã có văn bản bãi bỏ quy định trên, nhưng đến nay, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở và hàng trăm hộ dân đang bị vướng bởi quy định này…

Công trình chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Yên trị giá hơn 125 tỉ đồng, được kỳ vọng sẽ bảo vệ an toàn cho hàng trăm hộ dân ven sông đi qua địa bàn 3 xã của huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Thế nhưng, sau 3 năm kể từ ngày giải phóng mặt bằng, đến nay công trình vẫn dang dở, thi công cầm chừng, trong khi mùa mưa lũ miền Trung đang đến rất gần...

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 lao động. Trong đó riêng thị trường Nhật Bản đã là 5.427 lao động (chiếm 50%). Tính trong 4 tháng đầu năm, trong tổng số 47.881 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì Nhật Bản có đến 24.358 lao động (chiếm gần 51%).

Sáng 26/5, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho biết, bệnh viện tiếp nhận 5 bệnh nhân của Công ty CP Gạch men Phương Nam - Chi nhánh Đồng Nai tại Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Tân An, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu bị ngộ độc khí CO…

Từ đầu tháng 3 đến nay, đã có UBND các quận Đống Đa, Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, cải tạo, xây dựng lại hàng loạt khu tập thể (chung cư cũ) trên địa bàn. Đây là một trong những bước triển khai quan trọng để việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội không còn nằm trên giấy sau nhiều năm bế tắc.

Một loạt thay đổi về lịch thi đấu, quy mô tổ chức và cách thức chọn lọc đến từ LĐBĐ Đông Nam Á đặt ra thách thức cho bóng đá Việt Nam, nếu như vẫn muốn giữ ngôi vương khu vực. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.