Cảnh báo lợi dụng dịch bệnh lừa đảo xuất khẩu lao động

07:49 13/08/2021

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nên đa số người dân cũng quen dần với tuyển dụng, làm việc online. Đa số các công ty xuất khẩu lao động cũng đã xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, phỏng vấn online để tạo điều thuận lợi cho người lao động có mong muốn ra nước ngoài làm việc.

Lợi dụng điều này, không ít đối tượng đã đăng thông tin tuyển dụng, lừa đảo xuất khẩu lao động thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo… Với nhiều chiêu thức lừa đảo tinh vi, không ít người đã bị sập bẫy.

Thủ đoạn tinh vi

Thông qua thông tin bạn bè chia sẻ trên Zalo, đầu tháng 2/2021, anh Nguyễn Hữu Vinh (Nam Trực, Nam Định) đọc được một thông báo tuyển dụng đơn hàng đi Nhật Bản làm việc. Công việc theo giới thiệu trong đơn hàng là xây dựng, chi phí để đi được chỉ hơn 100 triệu đồng. Phù hợp với chuyên môn, cùng khả năng tài chính của gia đình nên anh Vinh đã liên hệ theo số điện thoại bên dưới thông báo để tìm hiểu. Tư vấn cho anh là một người tên Đạt, giới thiệu là cán bộ tuyển dụng của một công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Để tạo niềm tin cho khách hàng, nhân viên Đạt này đã cho anh Vinh xem ảnh chụp giấy phép đưa lao động ra nước ngoài làm việc của công ty, có trụ sở tại Hà Nội. Sau đó là những giới thiệu về chương trình với nhiều nội dung hấp dẫn như: mức lương cơ bản 40 đến 45 triệu đồng, chi phí đi thấp và có thể được hỗ trợ vay vốn, không yêu cầu trình độ …

“Họ còn tổ chức một buổi phỏng vấn online, hỏi rất kỹ về kỹ năng nghề khiến tôi rất tin tưởng. Sau khi có thông báo rằng đã trúng tuyển, họ gửi cho tôi một số bản mẫu hồ sơ để hoàn thiện, khi nào cần thì gửi. Trước khi bước vào học tiếng Nhật dưới hình thức online, tôi được yêu cầu nộp chuyển khoản 10 triệu đồng tiền đặt cọc. Chính vì mọi thứ diễn ra rất tuần tự nên tôi đã chủ quan không nghĩ là mình bị lừa. Bởi sau khi đã chuyển tiền cọc thì số điện thoại kia đã không còn liên hệ được nữa. Cái giấy phép họ cho xem là họ làm giả”, anh Vinh chua chát cho hay.

Hiện, tuyển dụng xuất khẩu lao động được giới thiệu nhan nhản trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo với rất nhiều thông tin hấp dẫn. Tuy vậy, nếu không tìm hiểu kỹ, những người có nhu cầu ra nước ngoài làm việc mà thiếu thông tin rất có thể mắc bẫy trước những lời giới thiệu “có cánh” như: Chi phí đi thấp, hỗ trợ vay vốn 100%, không cần học hết PTTH, lương cơ bản 30- 35 triệu đồng…

Xuất khẩu lao động rất dễ bị lợi dụng lừa đảo trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Ảnh minh họa: CTV. 

Theo anh Nguyễn Quang Quý, Giám đốc Công ty Xuất khẩu lao động Nhật Bản JVLET, việc vẫn có không ít người lao động mắc bẫy tuyển dụng như trên là do các đối tượng đã đánh vào mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống mà thiếu thông tin. Chính vì thế mà nhiều người đã kỳ vọng quá mức vào chuyện ra nước ngoài làm việc. Mặc dù có những người không có bằng cấp, trình độ, lẫn năng lực tay nghề.

Phải kiểm chứng mọi thông tin

Đề cập đến việc lừa đảo xuất khẩu lao động diễn ra trên mạng, bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền (Cục Quản lý lao động ngoài nước) cho biết, trước đây, người lao động có thể trực tiếp đến trụ sở công ty phái cử để kiểm chứng quy mô hoạt động và uy tín của doanh nghiệp. Các khoản tiền thường đóng trực tiếp cho kế toán, có phiếu thu hoặc hóa đơn kèm theo. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều nơi phải giãn cách xã hội như hiện nay quy trình làm hồ sơ, đào tạo, phỏng vấn, kể cả việc chuyển khoản tiền đặt cọc của các công ty xuất khẩu lao động, đều giao dịch qua hình thức online.

“Đây là kẽ hở để các đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên các công ty xuất khẩu lao động đăng thông tin tuyển dụng các đơn hàng trên mạng xã hội. Khi người lao động liên hệ, các đối tượng này tư vấn chương trình như nhân viên chính quy. Sau đó, họ đề nghị người lao động cung cấp thông tin cá nhân để khai hồ sơ online như các công ty vẫn làm, nhằm tạo lòng tin. Khi hoàn tất hồ sơ, đến phần lên kế hoạch đào tạo tác phong, ngoại ngữ và hẹn ngày phỏng vấn, các đối tượng này bắt đầu đề nghị người lao động chuyển khoản tiền đặt cọc. Vì mọi việc đều diễn ra online nên người lao động dễ dàng bị dẫn dắt và nhanh chóng chuyển khoản”, bà Hà cảnh báo.

Để tránh bị lừa đảo, bà Hà khuyến nghị người lao động phải tìm hiểu rõ tên công ty tuyển dụng và đối chiếu thông tin trên website của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc (www.dolab.gov.vn) xem công ty này có được cấp phép đưa lao động ra nước ngoài làm việc hay không. Bên cạnh đó, người lao động cần yêu cầu nhân viên tư vấn online gửi các hình ảnh, giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của công ty ở Việt Nam và nước tiếp nhận.

Phan Hoạt

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các đối tượng đã lập ra nhiều hội, nhóm, tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích rao bán hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) của các "doanh nghiệp ma" với nhiều loại mặt hàng khác nhau để thu lợi bất chính. Tổng cục Thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và cơ quan Công an để đẩy lùi và chấm dứt nạn mua bán, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Lượng rác thải ngày càng tăng, việc chôn lấp, đốt rác không xuể, khiến nhiều bãi tập kết rác ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quá tải, bốc mùi hôi thối, người dân bất bình. Tuy vậy, khi có chủ trương quy hoạch các bãi rác ở địa điểm mới lại gần như không nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân…

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文