DN tự ý đào hào để ngăn chặn voi rừng: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật

09:21 02/06/2016
Để ngăn chặn phá hoại của đàn voi rừng vào vùng dự án, một công ty đã tự ý đào hào bao quanh với chiều rộng từ 3-5 mét, sâu 2,5-3,5 mét. Tuy nhiên, việc làm này đã gặp sự phản đối của cơ quan chức năng vì cho rằng công ty tự ý đào hàng chục kilômét giao thông hào khi chưa xin phép là vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Năm 2007, Công ty TNHH Hoàn Vũ (Công ty Hoàn Vũ) được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê 1.398,54ha đất tại Tiểu khu 132 (xã Ia Jlơi) và Tiểu khu 177 của xã Ia Lốp, huyện Ea Súp để thực hiện dự án đầu tư quản lý bảo vệ rừng và trồng cây ăn quả. 

Sau khi được giao dự án, đến nay Công ty Hoàn Vũ đã trồng được 460ha cây ăn quả các loại, 213,2ha cây hoa màu, số còn lại là diện tích rừng khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ và xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ thực hiện dự án.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, với sự xuất hiện liên tiếp của đàn voi rừng kéo về phá hại hoa màu, cây trồng nên Công ty Hoàn Vũ đã cho đào một đường hào dài gần chục kilômét, chiều sâu từ 2,5-3,5 mét, chiều rộng từ 3-5 mét bao quanh vùng dự án để ngăn chặn sự xâm nhập, phá hoại của đàn voi rừng. Tuy nhiên, việc làm này Công ty Hoàn Vũ đã gặp sự phản đối của các cơ quan chức năng và có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Để tìm hiểu thực hư, ngày 30-5, chúng tôi có mặt tại khu vực dự án của Công ty Hoàn Vũ được ông Hà Cẩm Bình, người quản lý và là người trực tiếp chỉ đạo công việc đào hào của công ty dẫn đi thăm vườn chuối vừa bị đàn voi rừng phá nát. 

Ông Bình cho biết, mỗi khi mùa hạn đến, không chỉ đàn voi rừng kéo về tàn phá cây trồng của công ty mà người dân địa phương cũng “vô tư” thả trâu, bò vào ăn chuối, cỏ trong vùng dự án khiến công ty bị thiệt hại rất nhiều.

“Trước thực trạng trên, từ cuối năm 2015, công ty buộc phải cho đào hào xung quanh vùng dự án để ngăn chặn sự phá hoại của đàn voi rừng cũng như sự xâm nhập của đàn gia súc của người dân địa phương. Từ khi có đường hào này, thiệt hại của công ty đã giảm đi rất nhiều”, ông Bình lý giải.

Một vườn chuối trong vùng dự án của Công ty Hoàn Vũ bị voi rừng tàn phá tan hoang.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, một cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cho rằng, việc đào hào quá sâu và rộng gây rủi ro rất cao cho đàn voi rừng bởi trong quá trình kiếm ăn, voi con có thể bị rơi xuống hào. Việc làm này Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đã nhiều lần có phản ánh nhưng vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào can thiệp.

Còn ông Nguyễn Ngọc Phú, Trưởng Phòng NN&PTNT  huyện Ea Súp thì cho rằng, việc Công ty Hoàn Vũ tự ý đào hàng chục kilômét giao thông hào bao quanh vùng dự án khi chưa xin phép cơ quan chức năng là vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Theo quy định, dự án của Công ty Hoàn Vũ phần lớn là đất rừng nên khi doanh nghiệp muốn tác động, thay đổi dự án thì phải làm thủ tục xin phép. Nếu tỉnh đồng ý về mặt chủ trương thì doanh nghiệp phải thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế, diện tích phải thu hồi đất, chuyển đổi mục đích, số cây rừng phải tận thu, đánh giá tác động môi trường...

Ông Nguyễn Đình Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp cho biết: “Quan điểm của huyện là không đồng ý việc Công ty Hoàn Vũ tự ý đào giao thông hào xung quanh dự án. Xua đuổi voi, trâu bò còn có nhiều phương án khác, không thể tự ý thay đổi dự án khi chưa được tỉnh đồng ý. Hiện UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra, khi có kết quả sẽ báo cáo UBND tỉnh cũng như Sở NN&PTNT tỉnh để có hướng xử lý theo quy định”.

Phát hiện nhiều sai phạm tại Công ty Hoàn Vũ:

Theo báo cáo của UBND huyện Ea Súp, qua kiểm tra cho thấy, diện tích rừng cần khoanh nuôi, bảo vệ của công ty đã bị khai thác, san ủi trải dài để lấy đất; để xảy ra tình trạng người dân tự ý vào vùng dự án lấn chiếm đất nhưng không có biện pháp ngăn chặn; chưa xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng cũng như phòng chống cháy rừng được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đặc biệt, trong năm 2015, công ty đã tự ý khai hoang, san ủi, trồng lấn chiếm diện tích rừng khoanh nuôi, bảo vệ hơn 16,7ha rừng. Hiện vụ việc đã được Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra Công an huyện để khởi tố về hành vi hủy hoại tài nguyên rừng trái phép.

Văn Thành

Sau thời gian dài tập luyện riêng lẻ tại nhiều địa phương, quân khu, ngày 18/4, buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành được diễn ra tại khu vực lễ đài đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống Nhất. Trước khi buổi sơ duyệt toàn bộ 38 khối quân đội, Công an diễu binh, diễu hành vào 21h đêm nay, sáng cùng ngày, 10 trực thăng và 13 tiêm kích, máy bay chiến đấu đã bay tập luyện trên bầu trời TP mang tên Bác. Các trực thăng hợp luyện kéo cờ Tổ quốc, cờ Đảng theo các đội hình khác nhau khiến người dân thành phố mãn nhãn, tự hào…

Lực lượng chức năng thu giữ gần 7,2 nghìn thành phẩm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; khoảng 20 nghìn tem nhãn các loại; gần 1 nghìn chai nhựa; 300 kg nguyên liệu gồm nắp nhựa, màng siu, thùng nhựa chứa dung dịch chất lỏng cùng nhiều máy móc, dụng cụ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả.

Các đối tượng trong vụ án còn liều lĩnh phát hành hợp quy “khống” cho các thang máy, thiết bị sàn nâng người của các công trình xây dựng chung cư cao tầng phục vụ dân sinh. Việc làm trên của các đối tượng là hành vi cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng thiết bị máy móc và người dân.

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (17/4), ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37,4 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37,5 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37,4 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất, phổ biến 55-60%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.