Dân bức xúc trước tình trạng ô nhiễm ở xã Lệ Chi, Gia Lâm

11:23 09/05/2016
Bãi rác tự phát đầy ruồi nhặng, ao nước tù đọng với màu đen đặc luôn bốc mùi hôi thối, đường liên thôn “ngập tràn” mùi xú uế của gia súc. Đó là những hình ảnh chúng tôi bắt gặp khi đến xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội.

Xã Lệ Chi, Gia Lâm cách trung tâm TP. Hà Nội chừng 20 km về phía Đông Nam. Hầu hết người dân trong xã vẫn sử dụng nước giếng nên tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra nhiều năm ở đây, người dân vô cùng hoang mang khi không biết nguồn nước có bị ảnh hưởng không?

Ngay từ đầu xã, một bãi rác tự phát tồn tại đến hơn 5 năm nay khiến người dân làm đồng quanh khu vực này và người dân các xã đi lại qua vô cùng bức xúc. Bà Bùi Thị Hòa ở Thôn Giao Tự, xã Kim Sơn cho biết:

“ Bãi rác này có từ nhiều năm nay, chủ yếu là rác thải do người dân ở xã Lệ Chi thải ra. Thông thường cứ 3 ngày, 1 lần lại có xe bò chở rác ra vị trí này đổ. Thỉnh thoảng họ mới đốt, không thì cứ đổ hết ven đường, rồi có hôm đổ lên cả lòng đường, xe cộ đi lại tha lôi rác thải khắp nơi rất bẩn. Không những thế, chúng tôi đi làm ruộng bịt mấy lần khẩu trang vẫn thấy mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu”.

Bãi rác nằm ngay trên đường liên thôn, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nhưng nhiều năm nay chính quyền sở tại chưa có giải pháp xử lý triệt để.

Thêm vào đó, ngay tại thôn Chi Đông của xã, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc xả trực tiếp chất thải chưa qua xử lí ra ao. Vì không có lối thoát nước nên quanh năm những ao nhỏ này càng ngày càng gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Cô Vũ Thi Thạc, một người dân sinh sống ở đây bức xúc: “ Những năm trước đây, khi có nhiều nhà chăn nuôi gia súc với số lượng lớn, họ thải chất thải động vật chưa qua xử lý ra các ao nhỏ, vì không có lối thoát nên nước tù, đọng đen ngòm, mùi thối bốc lên rất khó chịu. Xã chưa có nước sạch, nên chúng tôi rất lo sợ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày”.

Khu vực trước trường mầm non Chi Đông, chất thải chăn nuôi của các hộ dân trong làng xả trực tiếp ra lối đi chung. Theo quan sát của chúng tôi, hệ thống cống, rãnh thoát ở Chi Đông đã xuống cấp. Nước cùng chất thải chảy ra không có lối thoát, cứ dềnh lên trên mặt đường, ứ đọng từ ngày này qua ngày khác.

Do sự thiếu ý thức của một số hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn, cùng với việc xử lý rác thải sinh hoạt ở địa phương còn nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở xã. Rất mong lãnh đạo địa phương quan tâm, sớm tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng đáng lo ngại này.

Bãi rác tự phát đầy ruồi nhặng gây mất vệ sinh ở khu vực đường liên thôn của xã Lệ Chi.
Ao nước bị ô nhiễm với màu nước đen đặc do người dân xả chất thải gia súc.
Chất thải gia súc được xả trực tiếp ra đường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Trần Thúy

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文