Đê bao ngăn lũ hơn 200 tỷ đồng chưa hoàn thành đã xuống cấp

17:41 16/10/2023

Dự án đê bao ngăn lũ sông Krông Ana có tổng chiều dài 15km, đi qua địa bàn 3 xã Đắk Liêng, Buôn Tría và Buôn Triết của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nhằm ngăn lũ dâng hàng năm từ sông Krông Ana, bảo vệ cho khoảng 3.000ha lúa nước và kết hợp giao thông nội đồng.

Tổng mức đầu tư dự án hơn 200 tỷ đồng, trong đó 70 tỷ đồng ngân sách tỉnh, 130 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung cho các công trình chống hạn cấp bách thuộc Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư.

Dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện từ 2020-2023. Đến giữa tháng 10/2023, tức chỉ còn vài tháng nữa sẽ đến hạn hoàn thành nhưng đang “dậm chân tại chỗ”, nhiều hạng mục đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Dự án đê bao ngăn lũ sông Krông Ana nhằm ngăn lũ dâng hàng năm từ sông Krông Ana, bảo vệ cho khoảng 3.000ha lúa nước và kết hợp giao thông nội đồng. Đây là vựa lúa lớn nhất nhì tỉnh Đắk Lắk, cũng là nguồn sinh kế chính của hàng nghìn hộ dân sở tại. Tuy nhiên, cánh đồng lúa này chạy dọc theo sông Krông Ana nên thường xuyên chịu cảnh nước dâng mỗi khi mùa mưa đến.

Tuy cách thời gian hoàn thành chỉ vài tháng nhưng theo ghi nhận thực tế, nhiều hạng mục công trình đang bị thi công đình trệ. Điển hình như công trình thân đê, đoạn qua xã Buôn Tría mới đắp được vài km rồi để đó. Hai bên bờ thân đê được bao bởi những lớp xi măng xong cũng bị hư hỏng nặng, phần sắt bị trơ ra giữa trời và đã có dấu hiệu hoen gỉ...
Ông Nay Y Phú, Chủ tịch UBND huyện Lắk cho biết, tiến độ dự án đê bao ngăn lũ Krông Ana rất chậm, ảnh hưởng đến mục tiêu ban đầu đã đề ra và ngăn lũ tiểu mãn nhằm hạn chế thiệt hại mưa lũ gây ra. Bà con huyện Lắk cũng ý kiến nhiều về tiến độ của dự án này. Do đó, UBND huyện Lắk kiến nghị chủ đầu tư sớm triển khai dự án theo đúng tiến độ.

Trong khi đó, chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, sở dĩ dự án chậm tiến độ là do bị thiếu đất đắp bởi vướng quy định về Luật Khoáng sản.
Một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết thêm, Ban cũng đã cùng với UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì họp cùng các sở, ngành liên quan để tìm hướng tháo gỡ tình trạng thiếu đất đắp tại dự án. “Hiện tỉnh và các sở, ngành đang tập trung tháo gỡ và có tiến triển trong việc thực hiện các thủ tục, xác định điểm khai thác, đáp ứng nhu cầu vật liệu đất đắp”, vị lãnh đạo này thông tin.

Theo tính toán, dự án đê bao trên cần khoảng 159.000m3 đất đắp. Tuy nhiên, các nhà thầu mới đắp được khoảng 39.000m3 đất, còn thiếu khoảng 120.000m3 đất. Trong quá trình khảo sát, thiết kế, đơn vị đã tổ chức đánh giá trữ lượng, chất lượng của 8 mỏ vật liệu (trong đó sử dụng 2 mỏ và 6 mỏ dự phòng).
"Vào tháng 8/2022, UBND tỉnh Đắk Lắk có quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của huyện Lắk đến năm 2030. Theo đó, cả 8 mỏ đất được khảo sát đánh giá trước đây không nằm trong quy hoạch đất khoáng sản của huyện Lắk. Vì vậy, chưa đủ cơ sở để Sở TN - MT Đắk Lắk cấp phép khai thác, dẫn đến việc dự án thiếu đất đắp", vị lãnh đạo Ban thông tin thêm.

Ông Nay Y Phú, Chủ tịch UBND huyện Lắk cho rằng, dự án đê bao ngăn lũ phía nam sông Krông Ana có ý nghĩa rất lớn đối với người dân trên địa bàn huyện, góp phần ngăn lũ, bảo vệ các cánh đồng lúa nước với diện tích hàng ngàn ha nhưng đang triển khai rất chậm. “Chúng tôi đã có nhiều báo cáo lên tỉnh và vẫn đang tích cực phối hợp để giải quyết những vướng mắc tại dự án. Chưa thể nói về việc dự án có kịp tiến độ hay không. Tuy nhiên, hiện dự án đang triển khai rất chậm, lý do chính là gặp tắc nghẽn về đất đắp”, ông Phú nói.
Được biết, các xã Buôn Tría, Buôn Triết, Đắk Liêng của huyện Lắk là vùng chuyên canh lúa lớn của tỉnh Đắk Lắk với diện tích hàng nghìn ha. Tuy nhiên, đây cũng là vùng “rốn lũ” của huyện, thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa hằng năm, khiến nhiều nông hộ trắng tay. Điển hình như trong đợt lũ vào tháng 8/2022, có gần 2.000ha lúa nước tại 3 xã trên bị nước lũ nhấn chìm, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Văn Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文