Đua nhau lách luật, vẽ dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp

18:37 16/11/2022

Thanh tra Chính phủ khẳng định tỉnh Đắk Lắk đã để dân lách luật, xây dựng điện năng lượng mặt trời áp mái khiến quá tải hệ thống, phải giảm áp, gây lãng phí nguồn lực xã hội cần phải chấn chỉnh.

Hơn 800 dự án vi phạm

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện địa phương có tổng cộng 5.379 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng đã được đấu nối vào hệ thống điện, đưa vào vận hành, với tổng công suất lắp đặt 650.170 MWp.

Tuy nhiên, theo ông Hà Văn Chương, Phó Giám đốc điện lực Đắk Lắk, đến nay Đắk Lắk vẫn có hơn 400 công trình điện mặt trời mái nhà, tổng công suất khoảng 50MW “chậm chân” không kịp đấu nối trước 31/12/2020. Ngoài những dự án điện mặt trời mái nhà chậm chân, nhiều dự án tại Đắk Lắk đang vi phạm quy định đất đai, xây dựng vẫn được đấu nối, có công trình sau đó phải giảm phát gây lãng phí.

Hàng trăm dự án điện mặt trời được xây dựng trên đất nông nghiệp.

Cụ thể, báo cáo rà soát mới đây của UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện toàn tỉnh có tới 411 hệ thống điện mặt trời đã đấu nối, bán điện nhưng chưa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy định. Trong số này có 20 công trình chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 195 công trình xây dựng trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó có 94 công trình thiếu giấy phép xây dựng hoặc văn bản kiểm tra, xác nhận về kết cấu an toàn chịu lực của công trình. Đáng nói có tới 102 công trình không có biên bản kiểm tra hoặc văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Chương cho biết, nguyên nhân nhiều dự án chậm chân là do trong 2 năm qua dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhập pin về không kịp để lắp đặt, đấu nối. “Ngoài ra, Quyết định số 13 ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các vấn đề liên quan đến pháp lý về đất đai, kết cấu xây dựng… không thuộc trách nhiệm của điện lực Đắk Lắk mà của các sở, ban ngành, địa phương. Chỉ cần dự án “có mái tôn”, đường dây còn công suất là điện lực Đắk Lắk cho đấu nối. Việc các trang trại chưa đảm bảo về thủ tục, làm trái quy định… là trách nhiệm của các địa phương”, ông Chương nhấn mạnh.

Chấn chỉnh việc “lách luật” vẽ dự án

Cũng theo điện lực Đắk Lắk, số lượng công trình điện năng lượng mặt trời tại địa phương phát triển quá nhanh, nhất là từ ngày 1/7/2020 đến 31/12/2020 (FIT 2) với 5.129/5379 công trình làm mới, tổng công suất 650,170 MWp. Trong hơn 5.129 vào FIT 2, có tới 443 công trình trang trại nông nghiệp với tổng công suất lắp đặt là 384,887 MWp.

Phân tích về nguyên nhân “lạm phát” dự án điện mặt trời áp mái, một lãnh đạo Sở Công thương Đắk Lắk thừa nhận do đã thả nổi việc cấp phép, đấu nối cho công ty điện lực và các địa phương. Vì lỗ hổng đó, nhiều dự án chưa hoàn thiện thủ tục làm trang trại, chưa triển khai trồng trọt chăn nuôi theo phương án được phê duyệt nhưng vẫn được điện lực Đắk Lắk cho đấu điện lên lưới. Chưa kể, nhiều công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn, không đúng quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 đã được duyệt, làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, an toàn công trình.

Xây dựng dự án điện mặt trời ồ ạt khiến hệ thống đường dây quá tải.

Ngoài ra, việc các địa phương cho “ứng” quỹ đất nông nghiệp để xây dựng trang trại trước rồi xin bổ sung sau dễ phá vỡ quy hoạch tổng thể của từng địa phương, của cả tỉnh. Biết là vi phạm nhưng để tránh lãng phí vốn đầu tư, Sở Công Thương Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Bộ Công thương xin cho phép chủ trang trại, chủ đầu tư khắc phục sai phạm về đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy.

Về vấn đề này, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã yêu cầu điện lực Đắk Lắk, các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục rà soát, chấn chỉnh để bổ sung, hoàn thiện các thủ tục về luật đất đai, xây dựng, phòng cháy nổ. Nếu đơn dự án, công trình nào không bổ sung, hoàn thiện được thì mới xử lý theo quy định.

Gây lãng phí nguồn lực xã hội

Trong thông báo kết luận số 2012 ngày 11/11/2022, Thanh tra Chính phủ cho rằng điện lực Đắk Lắk và các cấp chính quyền địa phương đã để người dân, doanh nghiệp lách luật xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái trên các trang trại đất nông nghiệp, vi phạm luật đất đai, xây dựng.

Việc cho xây dựng, đấu nối ồ ạt tại Đắk Lắk là một trong những nguyên nhân dẫn đến quá tải cho hệ thống điện quốc gia, hiện phải giảm áp, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Để xảy ra những bất cập này là do giám đốc Công ty điện lực Đắk Lắk (của cả lãnh đạo Tổng công ty điện lực Miền Trung) và lãnh đạo các địa phương. 

Từ những sai phạm nêu trên, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chỉnh phủ chỉ đạo chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh các vi phạm nêu trên, gây lãng phí cho các nhà đầu tư.

Văn Thành

Tối 4/1, tại Quảng trường 10-3, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công an, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) - Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức Chương trình “Người truyền lửa” năm 2025 với chủ đề “Lửa ấm Cao Nguyên”.

Sau hơn 1 tháng trao đổi với chúng tôi về những vụ việc có dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Phân hiệu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (Phân hiệu) thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, ngày 30/12/2024 ông Hà Tài Sáu, Giám đốc Phân hiệu đã có văn bản trả lời xung quanh những vấn đề này…  

Ngày 4/1, Cục CSGT cho biết, kể từ ngày 1/1/2025, lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Nội dung này được căn cứ theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nghị định 151/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 71/2024/TT-BCA của Bộ Công an.

Ít nhất 8 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại chợ dân sinh ở thành phố Trương Gia Khẩu thuộc tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc.

* Thu giữ 10 bánh heroin và 15kg nghi là ma tuý tổng hợp dạng đá

Ngày 4/1, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết vừa tổ chức khen thưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy vì đã có thành tích xuất sắc trong đấu tranh, truy xét và làm rõ đối tượng liên quan vụ phát hiện số lượng lớn ma túy trên xe ô tô khách bị TNGT.

Ngày 4/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Bùi Thanh Tùng và Phan Văn Tiến, là phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”, quy định tại Điều 170 BLHS.

Sáng 4/1, tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Ban Thanh niên CAND - Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Đắk Lắk cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức Chương trình “Về với buôn làng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文