Dừng tuyến xe buýt do doanh nghiệp quản lý, tài xế không đồng thuận
Trước đó ngày 2/11, có 11 tài xế và hàng chục phụ xe buýt chạy tuyến Tam Kỳ - Hiệp Đức đã tập trung tại góc đường Hùng Vương, TP Tam Kỳ, để phản đối các chính sách được cho là “bất hợp lý” của Công ty PTHT.
Đại diện nhóm tài xế, ông Lê Phạm Hồng Sơn, cho biết: Đầu năm 2011, mỗi tài xế phải đặt cọc 170 triệu đồng để nhận khoán 4 xe buýt chạy tuyến Tam Kỳ – Hiệp Đức, do Công ty CP Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam quản lý. 3 năm sau, lần lượt 7 chiếc xe buýt khác cũng được nhận khoán, nâng số xe lên 11 chiếc. Do hoạt động thua lỗ nên Công ty CP Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam chuyển sang cho Công ty PTHT quản lý.
Người dân đi xe buýt tuyến Tam Kỳ - Hiệp Đức bức xúc tập trung phản ánh vụ việc. |
“Bắt đầu từ tháng 11/2015, Công ty PTHT buộc tiền khoán tăng từ 400.000 đồng lên 500.000 đồng/ngày; mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho tài xế 942.500 đồng, phụ xe 877.500 đồng. Chủ nhận giao khoán xe phải chịu 50% trong tổng số 5.800.000 đồng/năm đối với tiền mua bảo hiểm thân, vỏ xe… Những khoản trên chúng tôi đều không đồng tình, bởi lẽ khi còn làm cho Công ty CP Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam, chúng tôi không đóng mà chính Công ty này đóng”, ông Sơn nói.
Do các tài xế không đồng ý các khoản thu trên nên sáng 2/11, phía Công ty PTHT không cấp lệnh để xe buýt hoạt động như thường ngày; cũng không thông báo việc ngừng chạy tuyến xe buýt trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết, dẫn đến nhiều người đứng đợi xe khắp các trạm tuyến xe buýt rất bất bình, vì trễ công việc.Đến khoảng 15h chiều 2/11, phía Công ty PTHT có thông báo về việc thanh toán hợp đồng đối với những tài xế nhận khoán, yêu cầu đưa xe về bến xe Tam Kỳ để bàn giao đợi xử lý. Điều đó càng khiến 11 tài xế và các phụ xe thêm phần bức xúc…
Một chiếc xe buýt trong tuyến Tam Kỳ – Hiệp Đức phải dừng chạy do không có phép xuất bến. |
Vì thế, đã đề xuất tăng thêm 100.000 đồng/ngày là hoàn toàn hợp lý, nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như có thêm nguồn lực để Công ty PTHT tái đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ông Hạnh nói rằng: Đó là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật và được thống nhất trong hợp đồng giao khoán. Nếu người lao động đã đóng các khoản bảo hiểm này ở đơn vị khác rồi thì đem đến Công ty xem đúng sẽ không yêu cầu đóng khoản này.
Sau khi kết thúc cuộc trao đổi với các phóng viên, lúc này các chủ xe, tài xế, phụ xe cũng có mặt tại Công ty PTHT yêu cầu giải quyết rõ ràng. Thế nhưng phía lãnh đạo Công ty PTHT đã không làm việc; các chủ xe, tài xế, phụ xe kéo ra phía trước trụ sở để phản ánh. Đến 17h chiều 3/11, việc giải quyết dứt điểm các vấn đề được cho là “bất hợp lý” vẫn chưa ngả ngũ giữa Công ty PTHT và các chủ xe, tài xế, phụ xe.
Trong khi đó, tuyến xe buýt Tam Kỳ – Hiệp Đức đã dừng hoạt động từ ngày 2/11, theo đó việc đi lại của người dân cũng bị ách tắc.