“Hà bá” nuốt đất nông nghiệp, uy hiếp khu dân cư

06:41 20/09/2023

Người dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) cho biết, trong mấy năm gần đây, tình trạng sạt lở đất bờ sông Mã đoạn qua thôn Nghĩa Kỳ và thôn Giang Đông xảy ra liên tục, cuốn trôi hàng ngàn m2 đất sản xuất nông nghiệp. Bờ sông lấn vào đất liền có đoạn gần 100m, hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại...

Theo chân một cán bộ xã Vĩnh Hòa, chúng tôi có mặt tại vị trí đang xảy ra sạt lở đất bờ sông Mã, thuộc thôn Nghĩa Kỳ và thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Theo quan sát của phóng viên tại hiện trường, chiều dài khu vực sạt lở kéo dài dọc bờ sông Mã khoảng 600m, trong đó có 4 điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, đang khoét sâu vào diện tích đất nông nghiệp của người dân...

Bờ sông Mã đoạn qua xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc sạt lở nghiêm trọng.

Bà Trịnh Thị Thể (77 tuổi), thôn Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa tay cầm chiếc liềm chấu làm cỏ cho luống ngô chỉ về phía lòng sông Mã nói rằng, ngày trước bờ sông Mã nằm tít ngoài xa, kế đến bãi bồi ven sông, sau đó mới đến đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Mấy năm gần đây, bờ sông Mã bị sạt lở liên tục, năm nào cũng lở sâu vào đất liền, nước cuốn trôi bãi bồi rồi lấn vào đất nông nghiệp của người dân địa phương.

Bà Thể cho hay, mỗi năm luống ngô cạnh bờ sông Mã cho gia đình thu hoạch gần 1 tấn ngô hạt nhưng mấy năm gần đây dù đầu tư nhiều nhưng sản lượng không cao như trước, năm vừa rồi chỉ đạt hơn 3 tạ/năm, không đủ công chăm bón nhưng ở quê không có việc làm nên buộc phải làm. Thêm vào đó, hàng năm cứ lở đất liên tục, điều này khiến bà Thể và người dân sản xuất nông nghiệp hai thôn Nghĩa Kỳ, Giang Đông bất an, trồng cây nhưng không dám chắc có thu hoạch được trọn vẹn hay không?!

Là người dân sinh sống hơn 60 năm ở thôn Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa, ông Phạm Ngọc Khiêm (70 tuổi) nắm khá rành rọt về quá trình bồi lấp, sạt lở bờ sông Mã. Ông Khiêm cho hay, tình trạng sạt lở bờ sông chỉ diễn ra liên tục trong mấy năm gần đây, trước không có như vậy. Hiện tại, vị trí sạt lở từ bờ sông cũ lấn sâu vào đất liền có chỗ gần 100m, không còn bãi bồi ven sông nữa. Theo lời ông Khiêm, hàng trăm năm trước, khu vực này là nơi giao thoa của con sông Mã và sông Bưởi, quá trình bồi lắng hai con sông đã hợp nhất, gọi chung là sông Mã. Đất ở đây là đất phù sa, đất pha cát, chỉ cần hổng chân phía dưới là sạt lở ngay... “Toàn bộ khu vực bãi bồi trước kia là của nhà tôi sản xuất nông nghiệp, nhưng sau đó thì sạt lở, giờ thì không còn tí nào nữa, nếu không ngăn chặn sớm, sông còn lở vào đến khu dân cư”, ông Khiêm lo lắng.

Ông Trần Xuân Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa, khẳng định: Bờ sông Mã bắt đầu sạt lở từ năm 2017 đến nay, thời kỳ đầu, mỗi năm sông Mã lấn vào đất liền khoảng 7 - 10m. Riêng trong năm 2023, tình trạng sạt lở diễn biến nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, đặc biệt là từ đầu tháng 8 đến nay, do mưa lớn và thủy điện Trung Sơn xả lũ. Đến nay, đã có khoảng hơn 12.000m2 đất sản xuất nông nghiệp của 29 hộ dân bị cuốn trôi, cá biệt có những vị trí sạt lở lấn vào đất nông nghiệp 40 - 45m... Để đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trước đây, địa phương đã phối hợp với đơn vị khai thác cát sử dụng bao cát, đóng cọc tre kè ven bờ nhưng chỉ được một thời gian nước cuốn trôi hết. Vừa qua, UBND xã tổ chức lắp camera giám sát hoạt động trên sông, căng dây, cắm biển cảnh báo nguy hiểm dọc bờ sông... Về lâu dài chỉ có phương án kè đá bờ sông may ra mới chống được sạt lở, Phó Chủ tịch UBND Vĩnh Hòa Trần Xuân Tùng, cho biết thêm.

Trước tình hình trên, UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập đoàn đánh giá nguyên nhân gây sạt lở bờ sông Mã; đồng thời hỗ trợ UBND huyện khắc phục triệt để sự cố sạt lở nêu trên bằng giải pháp thi công công trình kè chống sạt lở khẩn cấp tại bờ sông Mã, ngăn chặn sự cố sạt lở đất dẫn đến mất đất sản xuất, thiệt hại hoa màu và gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Trần Thắng

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

Ngày 16/5, tin từ Phú Thọ cho biết, ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文