Hàng loạt công trình tiền tỷ ở Thanh Hoá bỏ hoang sau sáp nhập

08:10 13/07/2024

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã từ 635 xuống còn 558 xã, phường, thị trấn.

Hiện, toàn tỉnh Thanh Hoá đang có 457 cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập ĐVHC cấp xã, cấp thôn… Điều đáng nói, các tài sản này chưa được sắp xếp, xử lý và đang ngày càng xuống cấp, hư hỏng rất lãng phí.

Điển hình là công sở UBND xã Thọ Thắng, huyện Thọ Xuân được đầu tư xây dựng năm 2018 với kinh phí 5 tỷ đồng, đến giữa năm 2019 công trình hoàn thành đúng dịp địa phương đón nhận bằng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, đến tháng 12/2019, khu công sở xã Thọ Thắng phải bỏ hoang để chuyển đến công sở mới sau sáp nhập ở xã Xuân Lập.

Công sở xã Xuân Thành (Thọ Xuân) còn rất khang trang nhưng vẫn phải bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.

Tương tự, công sở 2 tầng xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân cũng được đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2015. Dù đang rất khang trang nhưng công sở này cũng bỏ hoang khi bộ máy cán bộ, công chức xã Xuân Thành chuyển đến nơi làm việc mới sau sáp nhập với xã Xuân Hồng. Xã Xuân Hồng được thành lập mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Xuân Khánh, Xuân Thành và Thọ Nguyên. Do vậy, sau sáp nhập, xã Xuân Hồng dư 2 công sở, 2 trạm y tế và 1 nhà đa năng.

Tìm hiểu được biết, huyện Thọ Xuân là địa phương có số đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp nhiều nhất tỉnh Thanh Hoá với 20 xã, thị trấn sắp xếp thành 9 xã, thị trấn (giảm 11 đơn vị), tương đương với dôi dư 11 công sở, 11 trạm y tế và nhiều hội trường, trung tâm văn hóa. Điều đáng nói, trong 11 công sở dôi dư, phần lớn đều nằm ở vị trí “đất vàng”, mới khánh thành, đưa vào sử dụng chưa được bao lâu để về đích NTM. Thế nhưng, do chưa có phương án sắp xếp, xử lý phù hợp, các công trình này phải bỏ hoang, ngày càng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2019-2021, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành sắp xếp, sáp nhập 143 đơn vị (gồm 115 xã, 3 phường, 25 thị trấn) để thành lập 67 đơn vị. Theo đó, toàn tỉnh đã giảm từ 635 xã, phường, thị trấn xuống còn 558 xã, phường, thị trấn (giảm 76 đơn vị). Theo báo cáo của Sở Tài chính, hiện nay toàn tỉnh Thanh Hoá có 537 cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập ĐVHC cấp xã và sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, có 457 cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn và 80 cơ sở nhà, đất dôi dư do sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong khi chờ phương án xử lý cụ thể, nhiều địa phương không còn cách nào khác đành chấp nhận bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi năm thuê người trông coi.

Trung tâm hội nghị Hàm Rồng được đầu tư 160 tỷ đồng nhưng chỉ sử dụng một thời gian rồi bỏ hoang nhiều năm nay.

Không chỉ dôi dư tài sản là các ĐVHC sau sáp nhập, ở Thanh Hoá còn thực hiện Đề án “Sắp xếp các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”. Theo đó, trong năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan bố trí sắp xếp 56 lớp với 2.122 học sinh, điều chuyển 202 cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc 5 trường THPT giải thể, gồm Trường THPT Đinh Chương Dương (Hậu Lộc), THPT Lê Văn Linh (Thọ Xuân), THPT Triệu Sơn 6 (Triệu Sơn), THPT Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc) và Trường THPT Tĩnh Gia 5 (Tĩnh Gia) sáp nhập vào các trường THPT trên địa bàn. Đến năm 2019, Sở GD&ĐT tiếp tục tiến hành giải thể, sáp nhập thêm 8 trường THPT, gồm: Trường THPT Trần Ân Chiêm (Yên Định), THPT Dương Đình Nghệ (Thiệu Hóa), THPT Triệu Thị Trinh (Nông Cống), THPT Trần Phú (Nga Sơn), THPT Nguyễn Hoàng (Hà Trung), THPT Lê Viết Tạo, THPT Lưu Đình Chất (Hoằng Hóa) và THPT Nguyễn Xuân Nguyên (Quảng Xương). Theo đó, sau khi các trường học nói trên giải thể, sáp nhập thì hệ thống cơ sở vật chất đầu tư hàng chục tỷ đồng đang bị bỏ không.

Chiều 9/7 vừa qua, HĐND tỉnh Thanh Hóa tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ kỳ họp thứ 20, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Theo đó, ông Nguyễn Văn Tứ - Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, trả lời chất vấn về tình trạng tài sản công dôi dư lãng phí thời gian dài. Ông Tứ thừa nhận, việc sắp xếp, xử lý tài sản công dôi dư triển khai chậm, gây lãng phí trong thời gian dài và đến nay vẫn chưa xử lý xong.

Theo ông Tứ, nguyên nhân của việc chậm xử lý là do các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập; ảnh hưởng của dịch COVID-19; số lượng công sở nhà đất dôi dư lớn, địa bàn rộng; thành viên các tổ giúp việc trong sắp xếp, xử lý tài sản dôi dư chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, thường xuyên chuyển đổi vị trí công tác... Về giải pháp xử lý tài sản công dôi dư trong thời gian tới, Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hoá cho rằng, cần kiến nghị với Chính phủ sửa đổi các quy định của pháp luật về xử lý tài sản công dôi dư; chính quyền cấp huyện phải xem việc xử lý tài sản công dôi dư là nhiệm vụ chính trị quan trọng để tiến hành đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi khi xây dựng phương án sử dụng tài sản...

Sau phần chất vấn và trả lời chất vấn về thực trạng tài sản công dôi dư lãng phí, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, chủ trì kỳ họp, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong xử lý, sắp xếp tài sản công dôi dư. Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá cho rằng, việc xử lý tài sản công dôi dư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến nay chưa được như kỳ vọng, nhiều đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc, quá trình lập và trình phê duyệt phương án xử lý còn chậm.

Được biết, trong năm 2024, tỉnh Thanh Hoá sẽ thực hiện sáp nhập ĐVHC toàn bộ huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hoá với hơn 20 đơn vị cấp xã. Do vậy, cần có các phương án, giải pháp phù hợp, nếu không sẽ khó tránh khỏi tình trạng công sở dôi dư.

Trần Thắng

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

Hiện nay, trên mạng xã hội đã xuất hiện những thông tin thất thiệt, không có cơ sở về hướng di chuyển của bão số 3 trên một diễn đàn với 35.400 thành viên. Rất nhiều người đã chia sẻ, coppy, đăng tải lại thông tin không đúng này.

Ngày 7/9, Công an Hà Nội cho biết, để chủ động, kịp thời ứng phó với bão số 3 Yagi, Phòng CSGT yêu cầu các đơn vị sẵn sàng các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. CSGT sẽ tạm cấm người tham gia giao thông di chuyển vào khu vực nguy hiểm, ngập sâu, cây xanh đổ, huy động lực lượng phân luồng giao thông khi bão số 3 đổ bộ.

Để chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra úng ngập cục bộ, cây đổ cành gẫy do bão số 3 gây ra, Sở Xây dựng yêu cầu các Công ty TNHH MTV: Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Nước sạch Hà Nội, Chiếu sáng và Thiết bị đô thị tập trung ứng trực 100% nhân lực, thiết bị phục vụ phòng chống bão.

Ngày 7/9, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong thực hiện dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2016 - 2020.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文