Khai thác đất lậu để thi công dự án nghìn tỷ ở Vũng Áng

05:41 12/04/2024

Được cơ quan chức năng ưu ái cho tận thu san hạ quả đồi ở khu vực Cửa Chùa để thi công gói thầu thuộc dự án Đường trục chính Trung tâm kết nối quốc lộ 1A đến cụm cảng nước sâu Sơn Dương - Vũng Áng, đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Ngọc (Công ty Hoàng Ngọc) đã không hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan nhưng đã tiến hành khai thác rầm rộ, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Dự án đường trục chính Trung tâm nối QL1A đoạn tránh thị xã Kỳ Anh đến cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 12/4/2022, với tổng mức 1.437.405 triệu đồng. Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; ngân sách tỉnh và chủ đầu tư huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Công ty Hoàng Ngọc khai thác, tận thu khoáng sản tại khu vực Cửa Chùa nhưng không làm thủ tục, hồ sơ theo quy định.

Dự án có tổng chiều dài 18,6km, được chia làm 2 tuyến, gồm tuyến trục chính trung tâm nối QL1A đoạn tránh thị xã Kỳ Anh xuống cảng Sơn Dương dài 8,9km và tuyến đường ngang kết nối cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương đi Khu liên hợp gang thép Formosa dài 9,7km. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Ban quản lý KKT Hà Tĩnh). Dự án được chia thành 3 gói thầu xây lắp các hạng mục xây dựng nền, mặt đường và các công trình trên tuyến. Trong đó, gói thầu số 17.XL đoạn Km0+00 - Km4+100 do Công ty TNHH Như Nam (TX Hồng Lĩnh), Công ty CP Phát triển công nghiệp - xây lắp và thương mại Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh) và Công ty CP Xây dựng thương mại Bắc Á (Cẩm Xuyên) trúng thầu thi công. Gói thầu số 18.XL đoạn Km4+100-Km8+799,03 do Tổng Công ty 36 - CTCP; Công ty CP Tập đoàn Phú Tài miền Trung (TP Hà Tĩnh) đảm nhiệm thi công. Gói thầu số 19.XL (tuyến đường ngang kết nối QL12C đi Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh) do liên danh 3 nhà thầu đảm nhiệm thi công gồm: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Ngọc (Hương Khê); Công ty CP Sản xuất công nghiệp xây lắp 3 (Thái Nguyên) và Công ty TNHH Đại Hiệp (Nghệ An) thi công với chiều dài gần 10km.

Trong đó, tại gói thầu số 19.XL xây lắp các hạng mục xây dựng nền, mặt đường và các công trình trên tuyến, đoạn do Công ty Hoàng Ngọc đảm nhiệm thi công đi qua khu vực đồi Cựa Chùa thuộc thôn Hải Thanh, xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh). Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Hoàng Ngọc đã huy động máy móc, phương tiện hạ thấp ngọn đồi để tận dụng đất, đá đắp nền đường. Đơn vị thi công cho biết, ngọn đồi Cửa Chùa có cao độ trên 35m nên để san hạ và vận chuyển khối lượng đất, đá đi phục vụ san lấp ở các vị trí khác, thời gian qua đã phải huy động lượng lớn máy đào, ủi và xe tải để hạ đồi. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, chủ đầu tư dự án cũng như đơn vị thi công đã phớt lờ việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tận thu khoáng sản theo quy định mà âm thầm tiến hành khai thác, vận chuyển khối lượng lớn đất, đá để san lấp công trình. Điều này đã vi phạm quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 64 Luật khoáng sản ngày 17/11/2010. Theo đó, luật quy định rõ tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng mà không phải đề nghị cấp phép khoáng sản trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho phép xây dựng công trình đó thì cá nhân, tổ chức trước khi khai thác phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh. Tính đến thời điểm hiện nay, khi việc tận thu, san hạ đã cơ bản hoàn thiện, cả Công ty Hoàng Ngọc lẫn Ban Quản lý KKT Hà Tĩnh đều không có bất cứ hồ sơ, thủ tục nào được cơ quan chức năng phê duyệt.

Liên quan đến vấn đề này, từ ngày 2/10/2023, ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh đã ban hành văn bản số 178, yêu cầu chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công bổ sung các thủ tục liên quan về khai thác đất, đá tận thu. Theo chính quyền địa phương, thực hiện công tác bồi thường GPMB dự án đường trục chính trung tâm nối QL1A đoạn tránh TX Kỳ Anh đến cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương đoạn qua xã Kỳ Lợi đến nay, chính quyền các cấp đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để bàn giao cho các nhà thầu tiến hành xây dựng công trình đúng tiến độ đề ra. "Hiện nay, Công ty Hoàng Ngọc đang thi công bóc phong hóa và khai thác đất, đá tận thu tại khu vực Cửa Chùa để thi công tuyến đường nói trên. UBND xã Kỳ Lợi thông báo để chủ đầu tư là Ban Quản lý KKT Hà Tĩnh bổ sung các thủ tục liên quan trước khi khai thác tận thu các vật liệu để thi công xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật", văn bản nêu rõ. Tuy nhiên, sau nhiều tháng phát công văn, đến nay chính quyền địa phương vẫn không nhận được phản hồi từ các đơn vị liên quan. Trao đổi với phóng viên, ông Lê Xuân Vượng cho biết thêm, khu vực này đã tiến hành kiểm đến, bồi thường GPMB và bàn giao cho chủ đầu tư. Phía chính quyền cũng đã phát văn bản yêu cầu báo cáo, bổ sung hồ sơ liên quan nhưng không nhận được phản hồi. Do đó, ai làm sai ở đâu thì người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật, chính quyền sở tại cũng đã đôn đốc, nhắc nhở theo đúng thẩm quyền. 

Xác nhận với phóng viên, ông Phạm Hữu Tình, Trưởng phòng Môi trường, Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết, khu vực Công ty Hoàng Ngọc đang khai thác tận thu đất đá để phục vụ dự án, đến thời điểm này phía Chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công chưa tiến hành bất cứ thủ tục nào tại Sở TN&MT cũng như UBND tỉnh theo quy định. Ông Tình cho biết thêm, chưa đăng ký công suất, khối lượng, phương pháp thi công là sai với quy định, đồng thời không kiểm soát được các khoản thuế, phí trong quá trình thực hiện, gây thất thoát ngân sách nhà nước. "Không đăng ký mà tiến hành khai thác là trái phép, khai thác lậu", ông Tình khẳng định. Ngoài ra, theo quy định tại điều 4, Khoản 2 Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thì mức thu phí đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng. Như vậy, theo quy định thì việc tận thu khoáng sản ở khu vực Cửa Chùa cũng phải nộp phí bảo vệ môi trường song quá trình thi công doanh nghiệp và chủ đầu tư đã không thực hiện.

Thiên Thảo

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文