Nhiều bất cập tại các dự án năng lượng tái tạo ở Phú Yên

08:30 30/08/2022

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có nhiều dự án năng lượng tái tạo (NLTT) được đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều bất cập cần sớm được khắc phục…

Ngoài 13 dự án NLTT với tổng công suất 824,3MW và 2 dự án đang hoàn tất thủ tục để triển khai đầu tư có công suất 249,5MW, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn có hơn 1.150 hệ thống điện mặt trời (ĐMT) mái nhà của các tổ chức, cá nhân đầu tư vận hành thương mại.

Nhà máy điện mặt trời Hoà Hội (Phú Yên).

Bên cạnh đó còn có 6 dự án thủy điện đang hoạt động, trong đó có 3 dự án thủy điện lớn là Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông HNăng thuộc quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Ba. Trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản đề nghị Bộ Công thương xem xét cập nhật 32 dự án, trong đó có 11 dự án ĐMT với tổng công suất 846,712MWp; 21 dự án điện gió với tổng công suất 3.945,8MW, nhưng hiện nay Chính phủ chưa phê duyệt Quy hoạch điện VIII.

Theo báo cáo kết quả giám sát mới đây của Ban Kinh tế – Ngân sách tỉnh Phú Yên về tình hình quy hoạch và triển khai các dự án NLTT trên địa bàn tỉnh này thì việc bổ sung quy hoạch các dự án NLTT ở Phú Yên trong thời gian qua cơ bản phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị; Chiến lược phát triển NLTT của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ĐMT tại Việt Nam và định hướng phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực theo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nhìn chung, hoạt động đầu tư các dự án NLTT triển khai thực hiện đúng quy hoạch, cơ bản đạt tiến độ, các dự án đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh tự nhiên ở địa phương với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông; tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 65m là 475,33kWh/m2, tiềm năng năng lượng mặt trời là 2.080,8MW, góp phần bổ sung công suất cho hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng.

Dự án sau khi vận hành phát điện thương mại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, bổ sung tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 27.435 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 600 lao động mỗi năm, trong năm 2021 đóng góp ngân sách 478,68 tỷ đồng và góp phần tích cực vào các chương trình an sinh – xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Quá trình đầu tư các dự án NLTT đã xây dựng và nâng cấp nhiều công trình giao thông, cấp điện, cấp nước sinh hoạt…, góp phần tăng năng lực kết cấu hạ tầng ở địa bàn một số khu vực vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các dự án NLTT ở Phú Yên vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Theo Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên, công tác điều tiết phát điện và vận hành liên hồ chứa còn có một số bất cập, gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân vùng hạ lưu nên 5 năm gần đây vẫn còn xảy ra tình trạng ngập lụt trên diện rộng ở vùng hạ du sông Ba do các thủy điện đầu nguồn xả lũ vào mùa mưa, nhưng đến mùa khô lại thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Việc đầu tư các dự án ĐMT còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể, thậm chí có nơi chưa tương xứng với tiềm năng. Điều đáng lo ngại là việc phát triển “nóng” các dự án ĐMT trong năm 2020 - 2021 ở Phú Yên đã gây khó khăn trong vận hành hệ thống điện quốc gia, nhất là quá tải đối với hạ tầng lưới điện ở Phú Yên.

Đến năm 2021, nguồn ĐMT và nguồn điện NLTT khác bị cắt giảm, gây lãng phí nguồn lực xã hội và gây tâm lý lo lắng, bức xúc, giảm động lực phát triển của một số nhà đầu tư. Mặt khác, qua giám sát Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên nhận thấy có phát sinh số lượng lớn rác thải công nghiệp từ những tấm pin quang điện chưa được xử lý theo quy định, dự báo việc phát triển nhanh các dự án ĐMT sẽ gây áp lực cho hệ thống xử lý rác thải công nghiệp trên địa bàn Phú Yên sau 15-20 năm nữa, số lượng lớn tấm pin thải ra nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người dân.

Thêm một điều đáng lo ngại nữa là theo quy định mỗi dự án phải xây dựng một hệ thống truyền tải riêng, trong khi đó tại một số vùng có tiềm năng về điện gió, ĐMT có nhiều dự án gần kề bên nhau gây ảnh hưởng đến công tác quy hoạch giao thông, đô thị và gây lãng phí trong sử dụng đất đai, kinh phí đầu tư xây dựng; việc đề xuất bổ sung quy hoạch điện gió rời rạc theo kiểu “da beo” sẽ gây khó khăn trong quy hoạch phát triển du lịch, công - nông nghiệp và một số lĩnh vực khác...

Từ kết quả giám sát, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên đã kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên nên cân nhắc mức độ phù hợp lưới điện của tỉnh và khả năng vận hành vào lưới điện quốc gia để đảm bảo sử dụng một cách tối ưu nguồn năng lượng. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế về quy hoạch và thực hiện các dự án NLTT; thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử phạt những tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách thực hiện ĐMT mái nhà; kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đã giao cho các nhà đầu tư dự án ĐMT đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Ngoài ra, UBND tỉnh Phú Yên tập trung chỉ đạo nâng cao trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, sử dụng đất, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu của các dự án NLTT; kiểm tra các công trình ĐMT đã đấu nối lưới điện và các dự án NLTT đang triển khai đầu tư xây dựng…

Hữu Toàn

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày ra số báo đầu tiên (1/11/1946 – 1/11/2024), Báo CAND phát hành ấn phẩm An ninh thế giới số Đặc biệt bao gồm các bài viết hấp dẫn về lực lượng CAND, công tác đảm bảo an ninh trật tự và các vấn đề kinh tế - xã hội lớn của đất nước. Mời độc giả đón đọc. 

Tuần qua, sau khi TAND thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự đối với Đường Văn Thái (HĐXX tuyên phạt Thái 12 năm tù giam, quản chế 3 năm), các thế lực thù địch lại giở chiêu trò tung tin xuyên tạc, chống phá, đánh tráo bản chất vụ việc.

Trong bối cảnh căng thẳng hiện tại, việc tiếp tục duy trì tình trạng xung đột kéo dài không chỉ gây ra tổn thất về kinh tế mà còn làm phức tạp hóa tình hình chính trị trong khu vực. Do đó, vấn đề trung gian hòa giải để chấm dứt hoặc ít nhất là giảm bớt xung đột trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng quốc tế.

Ngày mai (5/11), nước Mỹ bước vào cuộc tổng tuyển cử năm 2024. Cuộc đua vào Nhà Trắng nhận được sự quan tâm trên hết, cử tri sẽ phải lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris làm người chèo lái “con thuyền nước Mỹ” trong 4 năm tiếp theo.

Trong bối cảnh liên minh cầm quyền của Nhật Bản đánh mất vị thế quá bán tại Hạ viện trong tổng tuyển cử vừa diễn ra mới đây, đồng thời, thời hạn của kỳ họp Quốc hội bất thường mới để bầu chọn thủ tướng đang đến gần, phe đối lập đang gây nhiều áp lực rất lớn đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba.

Ngày 3/11, một nguồn thông tin cho hay, Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an (phía Nam) vừa phối hợp cùng một số đơn vị liên quan, bắt giữ Phạm Đức Bình (tức Bình “Kiểm”; SN 1970, quê Quảng Ninh). Đối tượng này được cho là đại ca giang hồ “nổi tiếng” một thời.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文