Nhiều vi phạm tại Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên-Huế

09:21 29/12/2022

Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên-Huế vừa được Thanh tra tỉnh Thừa Thiên-Huế phát hiện qua đợt thanh tra về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước và việc chấp hành các quyết định của chủ sở hữu.

Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên-Huế tiền thân là Công ty Cấp nước Thừa Thiên-Huế được thành lập theo Quyết định số 878/QĐ/UB năm 1992 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm 2005, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ban hành quyết định về việc chuyển Công ty Cấp thoát nước Thừa Thiên-Huế thành Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên-Huế.

Năm 2016, UBND tỉnh ban hành quyết định chuyển Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng và Cấp nước thành Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên-Huế, với mục tiêu đảm bảo an ninh nước sạch; sản xuất và cung cấp nước an toàn… Đồng thời, mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế để nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp...

Dự án nuôi trồng nông nghiệp sạch tại xã Lộc An (huyện Phú Lộc) được Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên-Huế đầu tư xây dựng nhưng chưa được cấp thẩm quyền cấp phép.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, điều hành, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên-Huế để xảy ra nhiều tồn tại, thiếu sót và vi phạm. Theo Thanh tra tỉnh Thừa Thiên-Huế, tổng giá trị tài sản của nhân dân đóng góp đã được công ty này ghi tăng giá trị tài sản cổ đông, đang theo dõi và chưa nộp trả ngân sách Nhà nước là 2.511,6 triệu đồng, cần phải sớm thu hồi nộp ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, tổng giá trị tài sản chưa nhận nợ đầy đủ theo các quyết định của UBND tỉnh đối với 8 công trình là 11.450,8 triệu đồng và công trình “Hệ thống nối mạng cấp nước sạch xã Phong Hiền” (phần thuế GTGT đang theo dõi nợ phải trả UBND tỉnh) là 220,78 triệu đồng.

Theo phương án nhận nợ tài sản, Công ty CP Cấp nước phải hoàn trả giá trị đầu tư cho ngân sách theo tiến độ khấu hao giá trị còn lại của tài sản. Tính đến cuối năm 2021, giá trị khấu hao phải nộp trả ngân sách trên giá trị nhận nợ của các công trình nêu trên là 3.890,5 triệu đồng, cần phải thu hồi kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Công ty CP Cấp nước có trách nhiệm tiếp tục trích khấu hao để hoàn trả ngân sách số tiền còn lại 7.781,08 triệu đồng theo quy định.

Ngoài ra, có 7 công trình được nghiệm thu sau khi cổ phần hóa nhưng chưa xác định được nguồn vốn Công ty CP Cấp nước đầu tư trước hay sau khi cổ phần hóa với tổng số tiền 8.020,5 triệu đồng. Trong trường hợp, nguồn vốn công ty đầu tư trước thời điểm cổ phần hóa chưa được vốn hóa đầy đủ thì nộp về ngân sách Nhà nước theo quy định.

Điều đáng nói, đối với tài sản Nhà nước đầu tư tại Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên-Huế sau cổ phần hóa, Công ty chưa hạch toán tăng giá trị tài sản theo quy định; giá trị nghiệm thu thanh toán công trình chưa được theo dõi chính xác trên sổ sách kế toán; chậm lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán. Trong đó, có 3 công trình đầu tư trước và sau cổ phần hóa, nghiệm thu hoàn thành từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

Theo quy định tại Thông tư số 54/2013-BTC, Thông tư 76/2017/TT-BTC, hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, thì tài sản Nhà nước đầu tư được xử lý theo hình thức tăng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước.

Tuy nhiên, việc tăng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là không khả thi do hiện nay, Công ty CP Cấp nước đang nhận nợ và thuê tài sản của Nhà nước khi cổ phần hóa với giá trị khá lớn. Hơn nữa, việc tăng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải được sự thống nhất của các cổ đông; hoặc giao theo hình thức có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước trong vòng 90 ngày theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP là rất khó khăn cho Công ty, khó thực hiện trên thực tế…

Theo UBND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế, trong khi chờ hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2022/NĐ-CP, Công ty sớm thực hiện hoàn trả phần vốn Nhà nước theo thời gian sử dụng còn lại (giá trị khấu hao). Giá trị khẩu hao tạm tính theo giá trị xây lắp được nghiệm thu đưa vào sử dụng đến thời điểm 31/12/2021 là 1.756,6 triệu đồng, chênh lệch tăng so với số công ty đã trích khấu hao là 1.578,7 triệu đồng. Đồng thời, Công ty CP Cấp nước tiếp tục rà soát, tập hợp bổ sung các chi phí có liên quan hình thành tài sản, xác định chính xác chi phí khấu hao tài sản để hoàn trả phần vốn Nhà nước theo quy định.

Bên cạnh đó, Công ty CP Cấp nước chưa hạch toán vào thu nhập khác với tổng số tiền 5.451.849.777 đồng; hạch toán không đúng quy định, làm tăng chi phí trong kỳ (2017 – 2021) so với thực tế với tổng số tiền là 41.142.590.053 đồng, dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp tăng so với số quyết toán của công ty với tổng số tiền 9.318.887.966 đồng, cần thu hồi nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước…

Ngoài ra, về đầu tư dự án nuôi trồng nông nghiệp sạch Lộc An và dự án nhà lưới trồng rau tại nhà máy xử lý Quảng Tế 1, cả hai dự án Công ty CP Cấp nước không thực hiện theo đúng các trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và đất đai. Dự án được đầu tư xây dựng nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định, hạch toán kế toán chưa tập hợp đầy đủ và chính xác các chi phí để hình thành nên tài sản cố định... có nguy cơ lãng phí vốn đầu tư nếu không có phương án xử lý phù hợp.

Theo Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên-Huế, trách nhiệm để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm, tồn tại qua thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước và việc chấp hành các quyết định của chủ sở hữu tại Công ty CP Cấp nước thuộc về HĐQT, người đại diện vốn nhà nước tại Công ty, Chủ tịch HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các cá nhân có liên quan giai đoạn 2017 – 2021.

Từ nội dung kết luận nêu trên, Chánh Thanh tra tỉnh kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý phù hợp đối với Chủ tịch HĐQT, kế toán trưởng và các tập thể, cá nhân có liên quan thời kỳ 2019 - 2021; chỉ đạo làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, thiếu sót, vi phạm.

Đồng thời, chỉ đạo Sở Tài chính tỉnh, định kỳ hàng năm theo dõi việc Công ty CP Cấp nước nộp, hoàn trả phần vốn nhà nước theo thời gian sử dụng còn lại (giá trị khấu hao) đối với các công trình đã được nhận nợ nhưng chưa đầy đủ và các công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước từ năm 2017 đến 2021.

Đồng thời, rà soát để xử lý theo quy định đối với 7 công trình được nghiệm thu sau khi cổ phần hóa nhưng chưa xác định được nguồn vốn Công ty CP Cấp nước đầu tư trước hay sau khi cổ phần hóa với tổng số tiền 8.020,5 triệu đồng…

Hải Lan

Tỉnh Ninh Bình có 16% dân số theo đạo Thiên Chúa Giáo, trong đó Giáo phận Phát Diệm giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an chính quy vùng đồng bào có đạo đã vừa nỗ lực “gần dân, hiểu dân, sát dân” để triển khai các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文