Nỗi lo sóng dữ, triều cường xâm thực ven biển Ninh Thuận

08:25 03/11/2023

Đi qua vùng ven biển thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải và xã Cà Ná, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) những ngày này, biển động, nhiều đợt sóng lớn xô bờ dữ dội như muốn cảnh báo triều cường xâm thực tái diễn. Bên bờ biển ở hai địa phương này vẫn còn đó dấu tích những căn nhà bị triều cường, sóng dữ đánh sập đổ, sạt lở, hư hỏng chưa thể khắc phục.

Đứng bên căn nhà sập đổ chỉ còn một phần nhỏ phía sau, ông Đỗ Tuấn Đông, trú ở khu phố Ninh Chữ 1, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải cho biết, nhiều năm trời vợ chồng ông làm lụng, tích cóp tiền để xây dựng căn nhà cấp 4 bên bờ biển với hy vọng an cư lạc nghiệp. Nào ngờ ngày mùng 3 Tết Nguyên đán năm 2023, triều cường, sóng dữ đã "nuốt mất" một phần căn nhà, may mắn là không xảy ra thương vong, nhưng gần một năm qua gia đình ông phải lưu trú, sinh hoạt tạm trong phần nhà còn lại.

KENINHHAI1-1698974768089.jpg
Những căn nhà ở khu phố Ninh Chữ 1, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải bị triều cường, sóng lớn đánh sập đổ, sạt lở, hư hỏng.

"Mùa đông biển động bất thường nên tôi phải thường xuyên canh chừng, thấy sóng biển xô đập mạnh là kêu vợ con nhanh chân sơ tán đến nhà người thân tạm cư vài hôm cho an yên", ông Đông bày tỏ.

Cư trú liền kề nhà ông Đông, ngư  dân Đỗ Xuân Bốn cho hay, tháng 2/2023, những đợt sóng lớn bất thường đánh bổ vào bờ phá sập một phần móng nền và tường nhà gia đình. Ông đã vay mượn hơn 40 triệu đồng để tu sửa, gia cố lại nhưng sóng dữ, triều cường trong mùa đông này luôn là nỗi lo phập phồng ngày đêm. Cách đó không xa, căn nhà ông Nguyễn Tài Tự cũng bị sập đổ một phần do sóng đánh, gia đình ông phải sử dụng bao cát chất chồng thành bờ để chắn nước biển tràn vào nhà khi có sóng lớn.

Căn nhà của ông Đỗ Tuấn Đông ở khu phố Ninh Chữ 1, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải sóng lớn đánh sập đổ chỉ còn lại một phần.

Theo ông Dương Bửu Viên, Chủ tịch UBND thị trấn Khánh Hải, khu phố Ninh Chữ 1 có 650 hộ gia đình gồm 1.227 người dân. Sóng dữ, triều cường xâm thực đã tác động trực tiếp đến nhà ở của 38 hộ gia đình cư trú ven biển ở khu phố này, trong đó có 10 căn nhà bị hư hỏng nghiêm trọng. Còn ông Cù Đăng Nghĩa, Trưởng khu phố Ninh Chữ 1 bày tỏ: "Nhiều người dân ở đây vẫn đang trông chờ nhà nước sớm đầu tư xây dựng bờ kè chắn sóng".

Tại xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, sóng biển và triều cường trong thời gian qua đã xâm thực sâu vào đất liền từ 10-20m. Nhiều đợt sóng dữ không chỉ gây sạt lở, đánh sập móng nền, tường xây nhiều nhà dân ven biển mà còn gây hư hỏng nhiều cơ sở hạ tầng ở địa phương… tiềm ẩn nguy cơ tác động đến nhà ở, tài sản và tính mạng của hơn 2.000 người dân trong 550 hộ gia đình ở đây nếu không sớm có giải pháp xây dựng bờ kè kiên cố để chắn sóng.

Ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, trước thực trạng nêu trên, nhu cầu đầu tư xây dựng tuyến kè bảo vệ khu dân cư ở xã Cà Ná, huyện Thuận Nam và kè chống sạt lở tại khu phố Ninh Chữ 1, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải là rất cấp thiết. Dự toán kinh phí đầu tư tuyến kè ven biển Cà Ná khoảng 150 tỷ đồng, tuyến kè ven biển ở khu phố Ninh Chữ 1 khoảng 70 tỷ đồng, thế nhưng nguồn vốn ngân sách của tỉnh Ninh Thuận còn nhiều hạn chế, khó có thể cân đối để điều tiết kịp thời thực hiện đầu tư hai dự án nêu trên. Cuối tháng 9/2023, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã khảo sát thực tế và ghi nhận tình hình thiệt hại, sạt lở do thiên tai, mưa lũ gây ra tại tỉnh Ninh Thuận.

"UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cùng các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ cho tỉnh Ninh Thuận 220 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng hai tuyến kè ven biển Cà Ná và khu phố Ninh Chữ 1", ông Lê Huyền cho biết thêm.

Hữu Toàn

Sáng 11/5, TP Hải Phòng tổ chức chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng biểu dương lực lượng chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025. Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương đến dự.

Liên quan đến vụ sụt lún nghiêm trọng tại đường dẫn lên cầu Hòa Bình, thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành (Tây Ninh), trưa 11/5, UBND huyện Châu Thành (Tây Ninh) cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định do mưa lớn kéo dài, làm vỡ túi bùn cục bộ gây ra. Vụ việc khiến 5 người bị thương nhẹ, trong đó có 4 người đã trở về nhà.

Đã qua 2,5 năm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc bị “đứng hình”, gây thiệt hại lớn. Hợp đồng với đối tác tại Phú Quốc lên đến 955 tỷ đồng, nhưng chỉ mới thực hiện được khoảng 15% và đến nay không thể tiếp tục thực hiện. Ông Sự cho biết đã nhiều lần đề nghị Cục Thuế Kiên Giang cho xuất hóa đơn điện tử nhưng đều bị từ chối.

Sau khi Báo CAND có bài viết: “Núi rừng Vĩnh Ô lại rỉ máu vì “vàng tặc”, phản ánh tình trạng khai thác vàng trái phép ở rừng phòng hộ Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc. Ba chốt kiểm soát được thiết lập tại các tiểu khu 582, 583 (xã Vĩnh Ô) và 575H (xã Vĩnh Hà).

Sáng 11/5, Thượng tá Lê Minh Hoàng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tiếp nhận chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi và thông tin trao đổi của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, đơn vị đã phối hợp với Tổ công tác của phòng CSHS Công an tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng trên đường chạy trốn, sau khi có liên quan đến vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Từ Nghị quyết 68 đến hành động là một chặng đường. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội này như thế nào? TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND về chủ đề này. 

Trong bối cảnh thu nhập giảm sút, kinh doanh khó khăn, giá điện tăng khiến người dân, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Giá điện tăng vào mùa nắng nóng, doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất. Người dân lo chắt bóp chi tiêu để bù vào tiền điện.

Trong lúc cải tạo đất để sản xuất nông nghiệp, một nông dân ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã phát hiện một thùng kim loại đựng nhiều băng đạn đồng, khoảng 300 viên.

Khoảng 97% bệnh nhân nội trú được thanh toán viện phí online, 100% các phim chụp X-quang không còn phải in phim, thời gian khám bệnh trung bình giảm xuống 50%, chỉ mất 30-40 giây để đăng ký khám lần đầu, từ lần thứ hai chỉ mất 5-8 giây với hệ thống mạng ổn định, tra cứu đơn thuốc, lịch sử khám dễ dàng… Đây là bức tranh toàn cảnh về những bệnh viện (BV) đi đầu trong chuyển đổi số của Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.