Sớm xử lý dứt điểm những công trình xây dựng trái phép ở Lăng Cô

09:43 21/03/2022

Đã có hơn 20 trường hợp xây dựng công trình nhà ở, quán xá trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng tại thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) kéo dài nhiều tháng nay, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý dứt điểm khiến dư luận bức xúc…

Theo phản ánh của người dân ở thị trấn Lăng Cô, lợi dụng thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, chính quyền địa phương tập trung chống dịch nên nhiều hộ dân, doanh nghiệp đã lợi dụng xây dựng công trình nhà ở, quán xá trái phép.

Điển hình như, công trình nhà hàng Biển Ngọc do bà Phan Thị Bê chủ sở hữu được xây dựng trên khu đất rừng ven biển, thuộc tổ dân phố Loan Lý. Các hạng mục của công trình nhà hàng được xây dựng trên đất rừng thuộc sở hữu của ông Phan Văn Tùng. Bà Bê là người được ông Tùng cho thuê đất. Sau khi thuê đất rừng, bà Bê xây dựng một số hạng mục của nhà hàng khi chưa được cấp phép.

Sớm xử lý dứt điểm những công trình xây dựng trái phép ở Lăng Cô -0
Công trình xây dựng không phép của bà Trương Thị Minh Thu ở thị trấn Lăng Cô.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT), công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế, Lăng Cô là 1 trong 4 xã, thị trấn thuộc địa bàn KKT Chân Mây – Lăng Cô. Việc bà Bê tự ý xây dựng các công trình trên khu đất rừng để kinh doanh dịch vụ bãi biển khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai và quy định của pháp luật liên quan.

Vào ngày 9/9/2020, khi bà Bê đang xây dựng thêm công trình bê tông cốt thép với diện tích 55,51m2 trên khu đất thì UBND thị trấn Lăng Cô mới tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính. Vì vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, UBND thị trấn Lăng Cô gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế xử lý theo thẩm quyền. Tuy nhiên, do đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt nên UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế buộc bà Bê phải thực hiện pháp khắc phục hậu quả là tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm. Thế nhưng, đến nay đã hơn 16 tháng trôi qua, công trình vẫn chưa được xử lý.

Ngoài trường hợp bà Phan Thị Bê, ở thị trấn Lăng Cô còn có nhiều công trình xây dựng vi phạm khác như: Nguyễn Hồng Khánh, Hồ Thị Sang, Nguyễn Bá Sơn, Trương Ngọc, Trương Thị Minh Thu (đều là người địa phương)… Các trường hợp này đã xây dựng trái phép nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp với diện tích khoảng 50m2 đến 100m2. Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Trọng Huy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô xác nhận có tình trạng nhiều hộ dân địa phương lấn chiếm đất nông nghiệp để xây dựng trái phép, tình trạng này xảy ra nhiều ở các tổ dân phố Loan Lý, Lập An, thuộc thị trấn Lăng Cô.

Cũng theo ông Huy, UBND thị trấn Lăng Cô vừa lên kế hoạch cưỡng chế đối với một số trường hợp vi phạm pháp luật về xây dựng trên địa bàn. Theo lãnh đạo UBND thị trấn Lăng Cô, qua rà soát phát hiện, từ năm 2020 đến nay có 20 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Trong đó, 10 trường hợp năm 2020 và 10 trường hợp năm 2021. UBND thị trấn Lăng Cô đã lập hồ sơ xử theo quy định và trình UBND nhân dân huyện Phú Lộc xử phạt vi phạm hành chính.

Trước tình trạng các hộ dân ngang nhiên xây dựng trái phép ở Lăng Cô thuộc khu vực đất của KKT Chân Mây – Lăng Cô, UBND huyện Phú Lộc vừa chỉ đạo UBND thị trấn Lăng Cô lên kế hoạch cưỡng chế một số trường hợp để làm điểm. Giữa tháng 3/2022, chính quyền, Công an huyện Phú Lộc và chính quyền thị trấn Lăng Cô đã xây dựng kế hoạch chi tiết việc cưỡng chế 9 công trình vi phạm, gồm 4 công trình ở tổ dân phố Loan Lý, 2 công trình ở tổ dân phố Hải Vân, 2 công trình ở tổ dân phố Hói Dừa và 1 công trình ở tổ dân phố An Cư Đông. Việc cưỡng chế dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3/2022. Lãnh đạo UBND thị trấn Lăng Cô cho rằng, UBND huyện Phú Lộc chỉ đạo chính quyền thị trấn xây dựng kế hoạch để cưỡng chế các trường hợp cấp bách, trong đó ưu tiên xử lý các công trình lấn chiếm đất công trước. Đối với các công trình xây dựng vi phạm phức tạp, chính quyền thị trấn Lăng Cô sẽ tính toán cưỡng chế vào đợt khác.

Như Báo CAND đã phản ánh, tại thị trấn Lăng Cô có 3 hộ dân gồm: Nguyễn Văn Phu, Trần Chèo và Nguyễn Quang Hải (trước khi có hành vi lấn chiếm, san lấp đất, ông Hải đã ủy quyền cho ông Bạch Công Sơn để làm thủ tục chuyển nhượng- P.V) đã ngang nhiên san lấp hơn 1.000m2 đất tại đường Vi Thủ An do UBND thị trấn Lăng Cô quản lý.

Quá trình xác minh, UBND huyện Phú Lộc vừa ra quyết định xử phạt hành chính hộ ông Nguyễn Văn Phu và Trần Chèo, mỗi trường hợp 5 triệu đồng; xử phạt ông Bạch Công Sơn 8 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi tự ý san lấp đất chưa sử dụng do UBND thị trấn Lăng Cô quản lý tại khu vực đô thị. Đồng thời, dự kiến trong ngày 20 và 21/3 tới, UBND thị trấn Phú Lộc sẽ phối hợp với Công an thị trấn và ngành chức năng liên quan tiến hành cưỡng chế diện tích đất của 3 trường hợp đã san lấp, lấn chiếm trái phép.

Hải Lan

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Chất thải nông nghiệp, bao bì đựng phân, vỏ thuốc bảo vệ thực vật chất đống tràn lan đã bị nước mưa cuốn trôi xuống các mương, suối thoát nước không chỉ gây un tắc dòng chảy, thiệt hại hoa màu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, trên địa bàn xã Ba Tô, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã xuất hiện tình trạng người dân là chủ vườn, rừng tổ chức trồng xen cây keo và huỳnh đàn với mật độ dày đặc. Chính quyền địa phương cho biết sẽ kiểm tra việc trồng cây huỳnh đàn vào các rẫy keo hoặc dựng lán trại nhằm mục đích trục lợi từ dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Trên cơ sở đó huyện sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất…

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Hội nhà văn – Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho ra mắt sách “Đầu nguồn” - cuốn hồi ký về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Duy Nguyễn tuyển chọn.

Chuyện lên chơi V.League 2025/26 khó vuột khỏi tầm tay của Ninh Bình. Nhưng để vô địch ngay khi thăng hạng giống như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) hay CLB Bóng đá Công an Hà Nội trước kia, đội bóng cố đô Hoa Lư phải đầu tư lực lượng mạnh hơn nữa.

Ngày 18/5, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phát đi thông báo khẩn đến toàn bộ khách hàng sử dụng điện 21 tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng, khách hàng sử dụng điện trên cả nước nói chung về việc xuất hiện trang web giả mạo Tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện, với cước phí 8.000 đồng/phút (cao gấp 8 lần cước phí tổng đài chính thức của EVNSPC).

Sau thời gian tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Sở Nội vụ TP Huế), với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao, Công an TP Huế đã nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Qua đó giúp người cai nghiện hiểu rõ tác hại của ma túy để tránh xa và nỗ lực học tập, rèn luyện để sớm được tái hòa nhập cộng đồng.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mang ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức cấp bách như biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tài nguyên suy giảm nhanh chóng và áp lực lớn từ yêu cầu tăng trưởng xanh, giảm phát thải. Xung quanh những tồn tại, điểm nghẽn cần tháo gỡ cũng như những thuận lợi mà Nghị quyết 57 “mở đường” để ngành Nông nghiệp có thể “đột phá và phát triển”, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến.

Lần nào cũng vậy, mỗi khi trở lại làng Thủ Lệ, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội - địa bàn từng có hơn 10 năm gắn bó, Trung tá Nguyễn Đức Quý, Trưởng Công an phường Kim Mã, quận Ba Đình vừa cảm thấy thân quen nhưng cũng vừa xa lạ. Quen bởi ở đó, anh được gặp lại những con người đã nhiều năm gắn bó; lạ bởi sự đổi thay hằng ngày, hằng giờ ở nơi đây…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.