Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án nghìn tỷ

08:26 23/10/2023

Sau gần 2 năm khởi công, Dự án đường ven biển Quảng Bình gặp vô số khó khăn, vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hiện, tỉnh Quảng Bình đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ.

Dự án đường ven biển tỉnh Quảng Bình có tổng mức đầu tư 2.197 tỷ đồng, tuyến đường này sau khi hoàn thành sẽ phát huy khả năng liên kết thông suốt giữa các địa phương trong tỉnh và liên kết giữa các tỉnh Bắc Trung bộ; góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thu hút đầu tư; đồng thời tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước; phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; góp phần giải quyết ách tắc giao thông.

Sau gần 2 năm khởi công, Dự án đường ven biển Quảng Bình gặp vô số khó khăn, vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hiện, tỉnh Quảng Bình đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ.

vb1.jpg -0
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Quảng Bình kiểm tra thực địa và tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện Dự án đường ven biển.

Dự án đường ven biển Quảng Bình đi qua các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Bình với tổng chiều dài 80km, gồm có 3 đoạn tuyến: Đoạn Nam Roòn-Quảng Phúc dài 21,9km; đoạn Nam Cầu Lý Hòa - Quang Phú dài 15,5km và đoạn Hà Trung - Mạch Nước dài 42,6km (không bao gồm đoạn qua FLC dài 5,8km do nhà đầu tư tự thực hiện). Đường ven biển Quảng Bình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, bề rộng nền đường 12m; bề rộng mặt đường và lề gia cố 11m. Dự án có 6 gói thầu xây lắp, với tổng mức đầu tư 2.197 tỷ đồng (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương), theo chủ trương thời gian thực hiện dự án từ 2021-2026

. Để thực hiện dự án, tỉnh Quảng Bình đã phải thu hồi tổng diện tích đất là 199,33ha, đường đi qua địa bàn của 16 xã, phường của 6 huyện, thị xã, thành phố, ảnh hưởng đến 1.125 hộ dân và 37 tổ chức. Trong đó, có khoảng 166 hộ bị ảnh hưởng nhà ở và đất ở; 27 chủ sở hữu nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bị ảnh hưởng; nhiều diện tích rừng phải chuyển đổi. Để thực hiện dự án, tỉnh Quảng Bình phải đầu tư xây dựng 8 khu tái định cư để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.

Qua tìm hiểu được biết, Dự án đường ven biển Quảng Bình chỉ tính riêng trong năm 2023 được bố trí gần 694 tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn của năm 2023 là 340 tỷ đồng và vốn kéo dài từ năm 2022 chuyển qua là 354 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là, nguồn vốn để thực hiện dự án theo kế hoạch luôn được đáp ứng, song để giải ngân nguồn vốn là điều không hề đơn giản, khi nhiều vướng mắc liên quan đến dự án chưa được giải quyết. Tính đến ngày 19/10, chủ đầu tư đã phê duyệt phương án và chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được 68,33/80,00km, đạt 85,4%, trong đó phạm vi có mặt bằng thi công được 59,54/80km, đạt 74,4%. Đã giải ngân: 166,253/493,937 tỷ đồng, đạt 33,7%.

Đến nay, việc triển khai thực hiện Dự án đường ven biển ở Quảng Bình vẫn đang chậm tiến độ do gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đối với các phạm vi có chuyển mục đích sử dụng rừng, trang trại nuôi trồng thủy sản. Công tác tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, di dời lăng mộ vẫn chưa hoàn thành.

Chẳng hạn như ở huyện Lệ Thủy, về tái định cư và bồi thường đất có 60 hộ bị ảnh hưởng nhà và đất ở, trong đó xã Ngư Thủy Bắc có 20 hộ, xã Ngư Thủy 40 hộ, theo kế hoạch các hộ gia đình bị ảnh hưởng sẽ được bố trí vào 2 khu tái định cư, song đến nay vị trí các khu tái định cư vẫn chưa được triển khai thi công. Bên cạnh đó, chỉ tính riêng huyện Lệ Thủy còn 77 hộ chưa hoàn thiện phương án giải phóng mặt bằng, do các nguyên nhân như; điều chỉnh thông báo thu hồi đất do có kiến nghị điều chỉnh trích đo, hoặc chưa xác định tỷ lệ thu hồi đất, chưa xác định được quy về chủ sử dụng đất cá nhân…

Tại huyện Quảng Ninh, hiện vẫn còn nhiều hộ dân chưa phê duyệt được phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và nhiều lăng mộ chưa được di dời đã ảnh hưởng lớn đến mặt bằng thi công. Nguyên nhân do các vướng mắc về tài sản tạo lập trên đất rừng, đền bù trang trại, di dời lăng mộ… Mặt khác, một số hộ dân chưa đồng ý nhận tiền đền bù đất rừng sản xuất, diện tích nuôi trồng thủy sản…

Bên cạnh những vướng mắc trong đền bù, giải tỏa cho các hộ dân, thì khi triển khai Dự án đường ven biển Quảng Bình gặp phải những vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình Vũ Anh Minh, để triển khai dự án, tỉnh Quảng Bình phải chuyển đổi 81,69ha rừng. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cần nhiều quy trình thủ tục liên quan và cũng mất rất nhiều thời gian vì có những diện tích thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh và có diện tích nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng.

Đối với Dự án đường ven biển Quảng Bình có hơn 22,2ha rừng phòng hộ cần chuyển đổi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; gần 30ha rừng sản xuất thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh và hơn 29,4ha rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phục vụ dự án, các sở ngành của tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chặt chẽ từng bước để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình Phạm Văn Năm, đường ven biển là dự án do tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư có quy mô, diện tích giải phóng mặt bằng lớn nhất từ trước đến nay. Là dự án trọng điểm của tỉnh nên tỉnh Quảng Bình đã và đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Dự án khi hoàn thành sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực thúc đẩy sự phát triển của địa phương vì vậy đề nghị và mong muốn người dân liên quan đến quá trình triển khai dự án chung sức, đồng lòng phối hợp tốt với địa phương, các sở ngành để triển khai dự án được thuận lợi.

Liên quan đến việc triển khai Dự án đường ven biển Quảng Bình, mới đây UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp gồm các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã thảo luận, làm rõ các khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp và lộ trình cụ thể để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Mạnh Hùng yêu cầu các địa phương khẩn trương phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ dự án theo lộ trình cụ thể. Trong đó, công tác bàn giao mặt bằng phạm vi có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tái định cư; công tác quy chủ, kiểm đếm, lập phương án xác nhận nguồn gốc đất, thu hồi đất nông nghiệp, các trang trại nuôi trồng thủy sản ở các địa phương.

UBND tỉnh Quảng Bình cũng có văn bản xác nhận khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản cát làm vật liệu san lấp trong diện tích Dự án thành phần 1 - Đường ven biển thuộc dự án Đường ven biển và Cầu Nhật Lệ 3.

Cụ thể: khu vực khai thác làm vật liệu nằm ở các địa phương huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, TP Đồng Hới, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy có tổng diện tích 199,33ha, trong đó: huyện Quảng Trạch 26,161 ha, thị xã Ba Đồn 34,212ha, huyện Bố Trạch 36,567ha, thành phố Đồng Hới 17,315ha, huyện Quảng Ninh 23,659 ha, huyện Lệ Thủy 61,420ha, được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa độ xác định theo phạm vi hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng Dự án kèm theo. Khối lượng được phép khai thác: 674.374m, mức sâu khai thác từ cao độ tự nhiên xuống 8,0m. Kế hoạch thực hiện khai thác 55 tháng đến ngày 31 tháng 12 năm 2026.

Tuyến đường ven biển Quảng Bình khi hoàn thành sẽ giúp kết nối vùng ven biển của Quảng Bình với vùng kinh tế tổng hợp Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình, phát huy thế mạnh của cụm cảng nước sâu, khu công nghiệp Vũng Áng, Hòn La cũng như tạo sự kết nối quan trọng vùng phía Đông của các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ và cả nước.

Sông Lam - Lam Hồng

Tổ chức phản động Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tiếp tục sử dụng danh nghĩa hỗ trợ an sinh xã hội để giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn với chiêu bài lừa phỉnh như hỗ trợ việc làm với mức lương khởi điểm 1.000 USD/ tháng, cấp nhà miễn phí, tài trợ du học, bảo lãnh ra nước ngoài định cư nhằm lôi kéo người dân tham gia cung cấp thông tin, thực hiện “trưng cầu dân ý”.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cho biết, hôm qua (17/7), khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng, phía Đông các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Đắk Lắk và Khánh Hòa đã có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.

CLB Công an Hà Nội hoạt động ngày càng mạnh mẽ trên thị trường chuyển nhượng V.League. CLB Công an TP.HCM xuất hiện và sẵn sàng lên lộ trình để hướng tới vinh quang trong tương lai gần. Bóng đá ngành Công an thực sự trở lại sau một thời gian dài vắng bóng ở sân chơi đỉnh cao.

Thực tiễn cho thấy, quán bar nào ở TP Hồ Chí Minh khi bị kiểm tra lúc nào cũng phát hiện trên dưới 50% số người đến quán bar dương tính với ma túy cùng các lỗi vi phạm như bán rượu mạnh không phép; ánh sáng, âm thanh vượt mức cho phép; PCCC không đảm bảo; buông lỏng quản lý để khách hàng sử dụng ma túy trong cơ sở kinh doanh…

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2025), 80 năm Ngày truyền thống CAND (19/8/1945- 19/8/2025), sáng 17/7, đoàn công tác của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an do Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ công an dẫn đầu đã dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích (KDT) lịch sử An ninh khu V.

Ngày 17/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La thông tin, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tỉnh Sơn La phá thành công chuyên án, bắt giữ nhóm gần 60 đối tượng thực hiện hành vi khai thác vàng trái phép trên địa bàn xã Gia Phù, tỉnh Sơn La.

6 tháng đầu năm 2025, sản xuất công nghiệp Việt Nam ghi nhận đà phục hồi ấn tượng, trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế và là động lực then chốt cho tăng trưởng.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng đã bị xử phạt hoặc nhắc nhở. Ngoài Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục còn có biên tập viên Quang Minh, diễn viên, MC Quyền Linh, diễn viên Doãn Quốc Đam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.