Thi công tu bổ tháp Bánh Ít không để ảnh hưởng di tích gốc

07:29 11/03/2022

Ngày 10/3, Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH,TT&DL) cho biết, sau khi nhận thông tin phản ánh về việc thi công, tu bổ và phát huy giá trị cụm di tích tháp Bánh Ít có sử dụng xe cơ giới để san gạt mặt bằng, một số vị trí thi công chưa đảm bảo nội dung được Bộ VH,TT&DL thẩm định, thỏa thuận; đơn vị đã có văn bản gửi Sở VH&TT tỉnh Bình Định, đề nghị kiểm tra thực tế.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương có giải pháp bảo vệ cụm di tích tháp Bánh Ít, căn cứ nội dung dự án được thẩm định, thỏa thuận để rà soát các biện pháp thi công đảm bảo không ảnh hưởng đến di tích gốc và cảnh quan, môi trường sinh thái của di tích; gửi báo cáo về Bộ VH,TT&DL (qua Cục Di sản Văn hóa).

Được biết, vào ngày 1/9/2021, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư công trình xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị cụm di tích tháp Bánh Ít tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Công trình do Sở VH&TT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí xây dựng 25,6 tỷ đồng; thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2022.

Ngày 27/10/2021, Bộ VH,TT&DL có văn bản thỏa thuận dự án tu bổ, tôn tạo di tích tháp Bánh Ít. Tháng 12/2021, công trình chính thức khởi công. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, nhà thầu sử dụng máy đào để san gạt sân phía trước tháp chính và khuôn viên tháp chính, trong khi theo hồ sơ dự án thì việc đắp cát công trình bằng thủ công và máy đầm đất cầm tay.

Tiếp nhận thông tin này, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với UBND xã Phước Hiệp, Sở VH&TT và các bên liên quan kiểm tra, chấn chỉnh.

Tại buổi kiểm tra, các bên thống nhất đề nghị dừng ngay việc thi công san gạt sân phía trước tháp chính và khuôn viên tháp chính bằng máy cơ giới. Cụm di tích tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII; là cụm di tích còn nhiều tháp nhất (4 tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định. Đây là quần thể kiến trúc độc đáo với dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao. Cụm tháp này được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 1982; được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của nhóm tác giả người Anh...

Việc chủ đầu tư để đơn vị thi công đưa phương tiện cơ giới vào thi công, san gạt ở khu vực tháp Bánh Ít, TS Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định cho rằng, đây là việc sai hoàn toàn. Trong Luật Di sản Văn hóa đã quy định rõ, những khu vực nào cần bảo vệ nghiêm ngặt, bất khả xâm phạm và khu vực nào có thể điều chỉnh. Trước đây, các đơn vị chức năng nghiên cứu, xây dựng hồ sơ di tích đã quy định tháp Bánh Ít chỉ có một khu vực duy nhất (khu vực I), mà khu vực I trong Luật Di sản Văn hóa quy định là bất khả xâm phạm, cấm làm thay đổi cảnh quan của di tích.

Cũng theo TS Hòa, tháp Chăm cổ đẹp nhất là giữ nguyên vẻ đẹp điêu khắc trên tháp, bản thân tháp đã đẹp rồi, không cần phải làm thêm bồn hoa cây cảnh, hay bê tông hóa khuôn viên tháp. Vật liệu đá xây lát nền cho các di tích tháp Chăm là chỉ sử dụng đá tổ ong, không sử dụng những vật liệu mới như gạch, đá chẻ. Việc để doanh nghiệp, đơn vị thi công huy động phương tiện cơ giới xâm hại tháp Bánh Ít cần làm rõ trách nhiệm chủ đầu tư là Sở VH&TT tỉnh Bình Định.

Thanh Liêm

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文