Thông tin về vụ cá chết hàng loạt nổi trắng mặt ao ở Sơn La

10:09 30/11/2023

Ngày 29/11, UBND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La thông tin phản hồi về hiện tượng cá chết hàng loạt tại ao nuôi của các hộ gia đình thuộc xã Mường Bon.

Theo báo cáo của UBND huyện Mai Sơn, ngày 28/11, đoàn liên ngành của huyện đã phối hợp với UBND xã Mường Bon, Trung tâm Quan trắc - Sở Tài nguyên và Môi trường xác minh tình trạng cá chết tại ao của hộ ông Nguyễn Bá Mạnh tại bản Mứn Đoàn Kết, xã Mường Bon.

Quá trình kiểm tra xác định, nguồn nước dẫn vào ao cá nhà ông Mạnh lấy từ nguồn suối chảy từ xã Chiềng Ban, Chiềng Mung chảy qua bản Lẳm Cút và bản Mứn Đoàn Kết. Lực lượng chức năng sau đó lấy 2 mẫu nước mặt tại suối, ao cá nhà ông Mạnh và một mẫu nước dưới đất của hộ ông Lò Văn Cới, bản Mứn Đoàn Kết (cách ao cá khoảng 200m).

Cá chết hàng loạt tại xã Mường Bon, huyện Mai Sơn (Sơn La).

“Nội dung phản ánh của báo chí về ô nhiễm nguồn nước suối khi vào niên vụ cà phê hàng năm và tình trạng cá chết tại xã Mường Bon là có cơ sở. Ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng từ hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi của các hộ gia đình, cá nhân là vấn đề không mới và thường xuyên tái diễn khi vào vụ. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường gặp rất nhiều khó khăn”, báo cáo UBND huyện Mai Sơn nêu rõ.

Theo UBND huyện Mai Sơn, tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sơ chế cà phê quả tươi diễn ra từ đầu tháng 11 đến nay. Ngày 9-11/10, đoàn liên ngành của huyện kiểm tra địa bàn, tuy nhiên, thời điểm này chưa phát hiện trường hợp xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Tiếp đó, ngày 21/11, UBND huyện Mai Sơn phối hợp với tổ công tác của UBND tỉnh Sơn La kiểm tra, xác minh tình trạng ô nhiễm môi trường suối Hong, Khom Lốm trên địa bàn xã Chiềng Ban. Thời điểm kiểm tra, nước suối có màu đen, mùi hôi, bọt trắng, nghi ô nhiễm do nước thải sơ chế cà phê và nước thải sinh hoạt của các hộ dân xung quanh. Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã lấy 2 mẫu nước thải tại 2 vị trí để đánh giá, xác định nguyên nhân. 

Ngày 22/11, UBND xã Chiềng Ban đã rà soát khu vực đầu nguồn suối dẫn về xã Chiềng Mai phát hiện 3 hộ hoạt động sơ chế cà phê không có giải pháp xử lý nước thải sơ chế cà phê. Lực lượng chức năng đã lập hồ sơ xử lý vi phạm, đình chỉ hoạt động và niêm phong toàn bộ máy móc liên quan đến hoạt động sơ chế cà phê quả tươi.

Vào tối 22/11, đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Mai Sơn kiểm tra đột xuất hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi của các cơ sở nhỏ lẻ tại xã Chiềng Ban, qua đó đã phát hiện hành vi xả nước thải sản xuất ra hệ thống thoát nước chung. Đoàn liên ngành đã lập biên bản, thu một mẫu nước để xác định mức độ ô nhiễm làm căn cứ xử lý, đồng thời yêu cầu đơn vị dừng hoạt động, khẩn trương khắc phục lỗi vi phạm.

UBND huyện Mai Sơn giao UBND xã Chiềng Mai, Mường Bon, Chiềng Ban, Chiềng Mung khuyến cáo người dân không thực hiện dẫn nước từ các suối bị ô nhiễm vào ao, hồ nuôi cá.

Đồng thời, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tiếp tục kiểm tra hoạt động sơ chế, chế biến cà phê trên địa bàn, đình chỉ hoạt động sản xuất và xử lý các cơ sở không có các hồ sơ thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường, không có các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải (nước thải, bã vỏ cà phê) đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Trước đó, mạng xã hội đăng tải hình ảnh và thông tin phản ánh tình trạng cá chết hàng loạt tại ao cá của các hộ gia đình thuộc xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, Sơn La. Theo thông tin người dân cung cấp, tại khu vực suối nước chảy từ xã Chiềng Mung qua bản Mứn Đoàn Kết nước có màu nâu đen, bốc mùi. Hiện tượng trên xuất hiện từ nhiều ngày trước đó. Các hộ gia đình tại xã Mường Bon sử dụng nguồn nước từ con suối trên để dẫn vào ao nuôi cá của gia đình, nhiều ao cá có diện tích hàng nghìn m2. Theo người dân, số cá chết nhiều, nổi trắng mặt ao, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng.

Về giải pháp trong thời gian tới, UBND huyện Mai Sơn giao UBND xã Chiềng Mai, Mường Bon: Thông tin tới nhân dân về các nhiệm vụ cơ quan chức năng đã triển khai khi vào niên vụ cà phê; yêu cầu nhân dân trung thực trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông; khuyến cáo nhân dân không thực hiện dẫn nước từ các suối bị ô nhiễm vào ao, hồ nuôi cá. 

Giao UBND xã Chiềng Ban, Chiềng Mung: Tiếp tục ra quân kiểm tra toàn bộ các hoạt động sơ chế, chế biến cà phê của các cơ sở trên địa bàn, cương quyết đình chỉ hoạt động sản xuất và xử lý theo đúng quy định đối với các cơ sở không có các hồ sơ thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường, không có các công trình biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải (nước thải, bã vỏ cà phê) đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Giao Đoàn liên ngành theo Quyết định số 1570/QĐ-UBND ngày 22/8/2023: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các sơ chế, chế biến nông sản thuộc thẩm quyền xác nhận thủ tục môi trường của UBND huyện, tham mưu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định (nếu có). Đôn đốc, hướng dẫn UBND xã hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm (nếu có) đảm bảo theo quy định hiện hành.     

Giao UBND xã Chiềng Mai chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị của huyện tổ chức hội nghị triển khai quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn xã và các giải pháp liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động sơ chế cà phê niên vụ 2023-2024.

UBND huyện Mai Sơn kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh Sơn La giao Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động sơ chế, chế biến nông sản. Chỉ đạo các sở ban ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án phát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được phê duyệt tại Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 1/3/2021 của UBND tỉnh Sơn La.

C.T

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文