Những lùm xùm ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT)

Trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 2)

07:01 08/05/2024

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

Hệ luỵ của sự tuỳ tiện

Như Báo CAND đã phản ánh tại kỳ báo trước, từ năm 2017, khi người đứng đầu HUBT là GS Trần Phương bị lâm bệnh, công tác quản trị các hoạt động của nhà trường bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư bị xâm phạm. Trước những sai phạm không nhỏ xảy ra trong hoạt động lĩnh vực tài chính, kế toán, nhiều nhà đầu tư vào HUBT đã liên tục có đơn khiếu nại, tố cáo gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo (GD&ĐT) cùng các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, dù đã nhiều năm trôi qua, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Theo nội dung đơn tố cáo của nhóm nhà đầu tư (có tổng số vốn góp trên 40%) của HUBT giửi đến Báo CAND - trong đó có kiến nghị của GS. TSKH Đỗ Doãn Hải - Sáng lập viên và là cổ đông của HUBT đã nêu những sai phạm đang tồn tại ở HUBT - tháng 10/2020, HĐQT và Ban Giám hiệu (BGH) HUBT đã họp bàn về việc thực hiện chuyển đổi HUBT từ mô hình dân lập sang đại học tư thục theo Quyết định số 671 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 2 ngày (19 và 20/10/2020) tổ chức đại hội trù bị của các nhà đầu tư, HĐQT, BGH và toàn thể cổ đông đi đến sự nhất trí cao các nội dung quy chế làm việc; quy chế bầu cử và kế hoạch bầu HĐT. Tuy nhiên, ngày 26/10/2020, cá nhân GS Trần Phương đã ra văn bản đóng dấu chữ ký “khô” yêu cầu tạm dừng công tác chuẩn bị các thủ tục để tổ chức hội nghị nhà đầu tư. GS Trần Phương không tham dự hội nghị và nghỉ không trực tiếp điều hành trường từ năm 2017 mà ủy quyền cho ông Đỗ Quế Lượng.

Hình ảnh HUBT được đăng tải trên website của trường.

Theo GS. TSKH Đỗ Doãn Hải, đây là việc làm tuỳ tiện, không tôn trọng kết quả của hội nghị trù bị và hậu quả hiện nay HUBT vẫn là trường dân lập, không nghiêm túc thực hiện theo Quyết định số 671 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì thế, đến nay nhà trường vẫn chưa thành lập được HĐT dẫn đến nhiều vụ kiện tụng, khiếu nại kéo dài, gây mất đoàn kết nội bộ.

GS. TSKH Đỗ Doãn Hải viện dẫn, từ năm 2018 đến nay, HĐQT nhà trường không tổ chức đại hội cổ đông, chưa kiểm toán và thông qua được báo cáo tài chính, dẫn đến những nghi kỵ về chuyện tư túi. Việc không tổ chức đại hội cổ đông trái với quy chế của trường là việc làm sai pháp luật và khi không có Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông thì việc chuyển đổi loại hình trường là sai pháp luật. Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm, bãi nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt của nhà trường một số năm qua diễn ra tuỳ tiện, thiếu dân chủ, không được thông qua HĐQT, không lấy ý kiến của BGH. Trong khi trước đây, việc bổ nhiệm từ cấp trưởng phòng cũng phải lấy ý kiến biểu quyết của HĐQT. Việc này khiến cán bộ, giáo viên, công nhân viên của HUBT làm việc trong trạng thái bất an vì có thể bị cho thôi việc bất cứ lúc nào mà không cần lý do chính đáng.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Lại Việt Hùng - Trưởng Ban liên lạc các nhà đầu tư HUBT, đại diện cho số cổ đông (có tổng số vốn góp trên 40%) của trường HUBT cho biết, theo quy định tại khoản 2, Điều 68 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quy định về “Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ”. Bộ GD&ĐT là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học và có trách nhiệm tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học; tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học… Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, Bộ GD&ĐT đã không đưa ra quyết định cụ thể nào nhằm giải quyết dứt điểm những sai phạm xảy ra tại HUBT.

Theo tìm hiểu của phóng viên, với những lùm xùm đang xảy ra tại HUBT, Bộ GD&ĐT đều nắm được nhưng từ đó đến nay cũng chỉ có vài văn bản chỉ đạo với những nội dung rất chung chung, không có mốc thời gian, thời hạn yêu cầu phải hoàn thành. Cụ thể: Đối với việc thành lập HĐT theo mô hình trường đại học tư thục, Bộ GD&ĐT chỉ nêu nếu HUBT không thực hiện, Bộ GD&ĐT sẽ xử lý theo quy định; đối với nội dung giải quyết tranh chấp tài chính, tài sản, Bộ GD&ĐT cho rằng không có thẩm quyền giải quyết… Còn đối với nội dung việc HUBT sử dụng chữ ký “khô” của GS Trần Phương để duy trì hoạt động chưa được Bộ GD&ĐT đồng ý nhưng Bộ GD&ĐT không hề nhắc đến và vẫn để cho tồn tại từ đó đến nay mà không hề bị xử lý.

Có hay không trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Ông Nguyễn Ngọc Hùng – một nhà đầu tư của HUBT cho biết, trung bình mỗi năm, Bộ GD&ĐT lại có văn bản chỉ đạo, nhắc nhở HUBT thực hiện theo đúng quy định trong việc thành lập HĐT. Song, trong nhiều năm qua, HUBT không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD&ĐT nhưng vẫn chưa hề bị xử lý, răn đe. Ngoài những vi phạm về hành chính thì điều đáng lo lắng hơn là việc GS Trần Phương ốm yếu và tuổi cao không đảm bảo được vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường nhưng một nhóm người vẫn giữ “dấu chữ ký” để đóng vào nhiều văn bản sai quy định, không tuân thủ pháp luật. Cụ thể là việc dùng chữ ký “khô” của GS Trần Phương để điều hành hoạt động của trường, sử dụng vào hoạt động tài chính kế toán mà pháp luật không công nhận.

Một số chuyên ngành đào tạo đăng tải trên website của HUBT.

“Một việc nữa là lợi dụng sức khoẻ của GS Trần Phương và mối quan hệ gia đình, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam (VEA) đã điều chỉnh Dự án Khu liên hiệp Khoa học và Đào tạo tại phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chuyển từ hình thức cấp đất không phải nộp tiền thuế sử dụng đất sang hình thức thuê đất. Việc làm này vừa để hợp thức hoá các sai phạm về sử dụng đất của VEA theo Kết luận Thanh tra số 4363/KL-UBND tỉnh Bắc Ninh (ngày 31/12/2021) vừa lấy kinh phí của HUBT chi cho tiền thuê đất của VEA từ năm 2014 đến nay, gây thất thoát lớn cho HUBT và làm méo mó chính sách ưu tiên xã hội hoá giáo dục của Đảng và Chính phủ. Với những sai phạm đang xảy ra tại HUBT một cách hiện hữu nhưng không được xử lý dứt điểm, câu hỏi đặt ra, trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc này thế nào?”, ông Nguyễn Ngọc Hùng bức xúc.

Ngày 23/4, tại buổi làm việc với phóng viên Báo CAND, trước câu hỏi hiện nay HUBT hoạt động theo mô hình nào (trường đại học dân lập hay tư thục), ông Nguyễn Công Nghiệp - Phó Hiệu trưởng thường trực HUBT trả lời: “Nó hoạt động theo mô hình tư thục. Quyết định 671 nói là trường tư thục nhưng mà tôi không biết nó là cái trường nào cả. Bây giờ tôi điều hành HĐT nhưng anh đừng xoáy tôi cái chuyện này. Tôi đã bảo tôi không làm điều hành chuyển đổi trường rồi mà, chuyển đổi trường ông phải hỏi nhà đầu tư chứ? Ông cứ xoáy HĐQT với nhà đầu tư làm cái gì? Tôi đã bảo rồi, dứt khoát tôi không làm. Tôi chỉ làm hoạt động quản trị của trường”.

Còn người giới thiệu là luật sư Trần Quốc Toản, được xem là người được GS Trần Phương ủy quyền thay mặt tham gia các hoạt động cùng BGH điều hành trường cho rằng, theo Quyết định 671, trường này là trường tư thục và hiện nay trên đất nước này không còn mô hình trường dân lập nên đương nhiên nó là trường tư thục. Đồng thời, ông Toản cho rằng, cái khó ở đây là chưa bầu được HĐT do chưa kiểm toán được vốn của các nhà đầu tư.

Điều “khó hiểu” ở chỗ, một mặt vị luật sư khẳng định HUBT hiện nay là trường tư thục không vì lợi nhuận nhưng một mặt vị luật sư này lại cho rằng “GS Trần Phương hiện vẫn là Chủ tịch HĐQT, kiêm Hiệu trưởng HUBT và không ai có thể phủ nhận điều đó”. Tuy nhiên, đối chiếu quy định, theo mô hình trường tư thục thì không có HĐQT mà thay vào đó, để điều hành mọi hoạt động của trường thì phải là HĐT.

Như vậy, hiện HUBT thực sự hoạt động theo mô hình nào thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác bởi những mâu thuẫn qua phát ngôn của những nhà quản lý HUBT, luật sư ủy quyền của GS Trần Phương. Nếu theo ông Trần Quốc Toản cho rằng, HUBT là trường tư thục thì tại sao GS Trần Phương vẫn còn là Chủ tịch HĐQT; và nếu là trường tư thục thì có nghĩa HUBT hoạt động không vì lợi nhuận và như vậy thì hằng năm sẽ không phải nộp thuế? Thế nhưng trong buổi làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Công Nghiệp cho biết, nhà trường vừa hoàn tất việc nộp thuế với số tiền hơn 100 tỷ đồng.

“Mười mấy năm nay, trường cứ nói là không bị ảnh hưởng, cho nên khi có trát nộp thuế đến thì lại bảo tôi không vì lợi nhuận nên tôi không nộp. Khi tôi được giao nhiệm vụ tài chính bộc phát, là tôi yêu cầu sang Bộ Tài chính, sang Tổng cục Thuế, sang Cục Thuế Hà Nội hỏi về cái vấn đề thuế thế nào? Cũng may cậu Vụ trưởng vụ Pháp chế Bộ Tài chính bảo, trường chú chưa được công nhận về không lợi nhuận nên vẫn phải nộp thuế. HUBT hơn 10 năm nợ thuế và bị tiền phạt chậm nộp thuế lên tới 46 tỷ đồng cộng với tiền thuế là hơn 100 tỷ đồng” - ông Nguyễn Công Nghiệp cho biết.

Khoản 2, Điều 68 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quy định về “Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ” như sau:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học; chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; việc công nhận, thành lập, cho phép thành lập, giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục đại học theo thẩm quyền;

b) Quy định chuẩn giáo dục đại học bao gồm chuẩn cơ sở giáo dục đại học, chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn giảng viên, cán bộ quản lý và các chuẩn khác; quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ giáo dục đại học; ban hành danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học, quy chế tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân; quản lý việc bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học;

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học; kiểm định, đánh giá, quản lý, giám sát và đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan;

d) Phối hợp với cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về giáo dục đại học để phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục đại học;

đ) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học;

e) Xây dựng cơ chế, quy định về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học;

g) Quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học;

h) Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học;

i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.

Quang Trường

Đưa đứa con hơn 7 tháng tuổi cho chồng, bà Trang quay lại hiện trường vụ cháy cứu đứa con 6 tuổi thì bị gác gỗ đổ sập, đè trúng khiến 2 mẹ con tử vong. Nạn nhân còn lại do tối hôm trước đi tiệc có uống rượu nên khi cháy xảy ra không hay biết, bị mắc kẹt trong đám cháy…

Geopolitical Monitor mới đây đã có bài phân tích về dự án kênh đào Kra tại Thái Lan và những tác động tiềm tàng của nó đối với khu vực Đông Nam Á. Bài viết đã giải thích lý do vì sao cho đến nay nó vẫn chưa được triển khai và những được - mất xung quanh dự án này, nếu nó trở thành hiện thực.

Lập kỷ lục 8 triệu lượt xem sau 24 giờ lên sóng, 64 triệu lượt xem sau 2 tuần và top 1 YouTube thịnh hành toàn cầu là MV Bắc Bling. Cho dù cái tên Bắc Bling nhảy nhót ra khỏi chữ Bắc Ninh nhưng không làm cho người xem có thể hoãn lại cái thú thưởng thức tác phẩm này.

Hiện mô hình bộ máy của Bộ Công an có 3 cấp. Ở địa phương, có Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã, không còn tổ chức Công an cấp huyện. Theo hướng dẫn tuyển sinh CAND năm 2025, việc tiếp nhận hồ sơ, thủ tục đăng ký sơ tuyển của thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các trường CAND sẽ được giao cho Công an cấp xã.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth sẽ tăng cường năng lực quân sự với việc điều động thêm nhiều máy bay chiến đấu đến Trung Đông, Lầu Năm Góc thông báo ngày 1/4 (giờ địa phương), trong bối cảnh chiến dịch ném bom của Washington tại Yemen đã kéo dài hơn hai tuần và căng thẳng gia tăng với Iran.

Đám cháy bùng phát tại căn nhà cấp 4 lúc rạng sáng 2/4 ở đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP Hồ Chí Minh, nơi có 8 người trong gia đình sinh sống. Khi xảy ra cháy, 5 người thoát ra ngoài, 3 người không may mắn bị kẹt lại nên tử vong, trong đó có bé trai khoảng 5 tuổi…

Trong cuộc đời quân ngũ, Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Đoàn Sinh Hưởng là một vị tướng khá đặc biệt. Ông xem đời mình như số phận đặt vào tay những trận chiến khốc liệt. Năm 18 tuổi, ông được tuyên dương là Dũng sĩ diệt Mỹ, đến 26 tuổi ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文