Vì sao dự án Nhà máy thủy điện hơn 3.300 tỷ dang dở?

07:23 15/09/2022

Đã hơn 11 năm trôi qua, Dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) vẫn dang dở, kéo theo nhiều hệ lụy, nhiều công trình an sinh xã hội không được phép đầu tư, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân địa phương.

Dự án “hụt hơi” vì thiếu vốn       

Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, Dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân được phê duyệt xây dựng trên sông Mã, đoạn qua tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 3.320 tỷ đồng, công suất lắp máy 102MW với 3 tổ máy, sản lượng điện hằng năm đạt 432 triệu KWh, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Hồi Xuân (VNECO), thuộc Tổng công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam là đơn vị làm chủ đầu tư, dự án được khởi công vào tháng 3/2010.

Hơn 11 năm xây dựng, Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân vẫn đang dở dang.

Trong quá trình triển khai xây dựng, do không đủ năng lực tài chính, VNECO đã phải dừng thi công giữa chừng. Đến tháng 6/2014, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại sản xuất xây dựng Đông Mê Kông mua lại cổ phần và trở thành cổ đông chính nắm giữ khoảng 90% cổ phần của VNECO.

Năm 2015, Dự án Thủy điện Hồi Xuân được chuyển giao cho Công ty TNHH Dịch vụ thương mại sản xuất xây dựng Đông Mê Kông và được Chính phủ bảo lãnh cho khoản vay thương mại 125 triệu USD từ Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ). Với việc “sang tên” cho nhà đầu tư mới, dự án được khởi động trở lại vào năm 2017, song cũng chỉ được một thời gian lại phải dừng lần thứ hai vì thiếu vốn.

Báo cáo của UBND huyện Quan Hóa cho hay, từ quý 2/2018 đến nay, Dự án Thủy điện Hồi Xuân đang tạm dừng thi công xây dựng do thiếu hụt vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng. Hiện nay chủ đầu tư đang tích cực làm việc với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các ngân hàng thương mại trong nước để ký kết hợp đồng mua bán điện và vay vốn bổ sung nhằm tiếp tục triển khai dự án.

Nhiều hệ lụy đi kèm

Được kỳ vọng là một trong những công trình thủy điện lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, khi hoàn thành đi vào hoạt động, Dự án Thủy điện Hồi Xuân sẽ góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, do thiếu vốn, đến nay đã hơn 11 năm, nhà máy điện này vẫn chưa thể hoàn thành, kéo theo nhiều hệ lụy.

Đáng nói nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng dù được người dân chấp thuận nhưng chủ đầu tư chưa chi trả tiền. Ông Hà Văn Thống ở bản Phé, xã Phú Xuân, cho hay: Gia đình ông có 6 nhân khẩu, 3 thế hệ chung sống trong một căn nhà sàn này.

Khi triển khai dự án, chủ đầu tư Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân cam kết chi trả cho gia đình ông 70 triệu đồng để tự tìm đất làm nơi ở mới. Thế nhưng, đến nay đã hơn 11 năm gia đình ông Thống vẫn chưa nhận được tiền đền bù, để tìm nơi ở mới, trong khi  nhà cửa cũ không được sửa chữa, xuống cấp nghiêm trọng, mỗi khi mưa gió cả nhà lại nơm nớp lo âu.

Được biết, không chỉ riêng ông Thống, hiện có hơn 80 hộ dân tại xã Phú Xuân chịu ảnh hưởng từ dự án Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân cũng nằm trong tình cảnh tương tự.

UBND huyện Quan Hóa cho hay, hiện nay Thủy điện Hồi Xuân đã triển khai bố trí được một khu tái định cư (TĐC) Sa Lắng cho hơn 50 hộ dân. Tuy nhiên một số công trình dân sinh đi kèm vẫn chưa triển khai, như: Kè chống sạt lở ta-luy âm, ta-luy dương; công trình thoát nước; các hạng mục như nhà văn hóa, trường mầm non, sân thể thao...

Ngoài ra, việc hoàn trả công trình công cộng cho địa phương cũng chưa được thực hiện, bao gồm: 3 trạm y tế; 6 điểm trường và 1 trụ sở UBND với tổng giá trị bồi thường hơn 17 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện triển khai xây dựng hàng loạt công trình dân sinh, như: Hai cây cầu treo là cầu treo Phú Xuân, xã Phú Xuân và cầu treo bản Chiềng, xã Phú Sơn; 5 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 7km.

Ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá kiến nghị, nếu dự án không thể triển khai thì địa phương rất mong UBND tỉnh Thanh Hóa có phương án sử dụng ngân sách hỗ trợ xây dựng các công trình dân sinh cấp thiết cho bà con trước; khi dự án triển khai trở lại thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại cho Nhà nước sau.

Trần Thắng

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文