“Xí phần” dự án trước khi được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất

09:23 26/10/2021

Ngày 14/10, Thủ tướng Chính phủ có công văn 1339/TTg-NN chấp thuận cho UBND TP Đà Nẵng quyết định chuyển mục đích gần 44ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp nhằm thực hiện dự án Khu đô thị (KĐT) Phong Nam, xã Hòa Châu và dự án Chợ đầu mối Hòa Phước, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang.

Đến nay, trên hồ sơ pháp lý, UBND TP Đà Nẵng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất của dự án KĐT Phong Nam cho bất kỳ đơn vị nào. Tuy nhiên, Công ty CP Đầu tư Đà Nẵng – Miền Trung (DMT Group) khẳng định là chủ đầu tư dự án và khởi công từ tháng 5/2019(?!)...

Theo Sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT) TP Đà Nẵng dự án KĐT Phong Nam có diện tích 21,5639ha, được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 3348/QĐ-UBND ngày 2/5/2012, điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 15/1/2018. Dự án đã được xác định trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) TP Đà Nẵng, được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 7/10/2019. Đồng thời, dự án đã được HĐND TP Đà Nẵng thông qua danh mục dự án thu hồi đất tại Nghị quyết 332/NQ-NĐND ngày 9/12/2020 và đã được xác định trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Hòa Vang được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 24/4/2020.

Dự án được làm lễ động thổ, khởi công tháng 5/2019.

Thực hiện quy hoạch của TP Đà Nẵng, UBND huyện Hòa Vang đã triển khai các thủ tục giải phóng mặt bằng, thu hồi đất trong ranh giới dự án. Theo kết quả đo đạc, xác định trong ranh giới dự án có 16,7063ha đất trồng lúa, Sở TN&MT đã tham mưu UBND TP trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 58 Luật Đất đai năm 2013.

Tại công văn 1339/TTg-NN ngày 14/10/2021, cùng với việc chấp thuận chủ trương cho chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất lúa sang đất phi nông nghiệp nhằm thực hiện dự án KĐT Phong Nam và dự án Chợ đầu mối Hòa Phước, Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Đà Nẵng tổ chức thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật về đất đai; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật; thực hiện dự án bảo đảm đúng thẩm quyền.

Thế nhưng, từ ngày 13/5/2019, trên trang web của DMT Group đã có bài viết cho biết, doanh nghiệp vừa làm lễ khởi công dự án KĐT Phong Nam. Đến ngày 25/10/2021, bài viết này vẫn còn trên trang web này. Bài viết ghi rõ, dự án KĐT Phong Nam tọa lạc cạnh quốc lộ 1A, nằm giữa Cầu Đỏ và chợ Miếu Bông, cách trung tâm TP Đà Nẵng 5km. KĐT khi hoàn chỉnh sẽ bao gồm các trục đường, cây xanh, hạ tầng điện nước và nằm ngay khu dân cư hiện hữu, xây dựng diện tích có khu vui chơi, gần các tiện ích như chợ, trường học, thông các trục đường chính Bắc Nam, đồng thời “sẽ hoàn thành và cho ra thị trường trong thời gian sớm nhất”. Những ngày gần đây, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có công văn 1339, một số cơ quan báo chí cũng truyền thông dự án KĐT Phong Nam là do DMT Group làm chủ đầu tư…

Trao đổi với PV Báo CAND, ông Tô Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng khẳng định, đến thời điểm này, Sở TN&MT chưa tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng quyết định giao đất, cho thuê đất của dự án KĐT Phong Nam cho bất kỳ đơn vị nào. Việc giao đất, cho thuê đất dự án chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất trong ranh giới dự án theo quy định tại Điều 53 Luật Đất đai năm 2013 và đảm bảo các quy định của pháp luật đất đai hiện hành và pháp luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, ông Đặng Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT DMT Group nói rằng, trước đây doanh nghiệp đã đấu giá và được công nhận là chủ đầu tư dự án, còn trình tự thủ tục thực hiện các bước tiếp theo là việc của thành phố(?).

Dự án được làm lễ động thổ, khởi công tháng 5/2019.

Ông Bình cũng cho rằng, Sở TN&MT “nói UBND TP Đà Nẵng chưa giao dự án cho doanh nghiệp là không đúng, là nói tránh”, nhưng không cho biết doanh nghiệp đã trúng thầu khi nào, mức giá bao nhiêu, đồng thời cũng không đưa ra giấy tờ gì để chứng minh DMT Group đã được UBND TP Đà Nẵng giao đất(!?).

“Thực tế trước đây có nhiều dự án, không chỉ riêng dự án KĐT Phong Nam vừa làm, vừa hoàn thiện thủ tục. Phải nhận diện thật, cái gì thiếu thì mình bổ sung cho hoàn chỉnh về mặt pháp lý”, ông Bình nói thêm.

Ông Lê Đức Hùng, Chủ tịch UBND xã Hòa Châu xác nhận, từ năm 2019, DMT Group đã tổ chức lễ khởi công dự án. Cùng thời điểm trên, chính quyền địa phương đã triển khai lập hồ sơ và chi trả đền bù cho người dân, đồng thời thông báo cho người dân dừng sản xuất. Nhưng đến nay, gần 30% hộ dân có đất trong khu vực dự án không đồng ý nhận tiền đền bù với lý do mức đền bù chưa thỏa đáng. Bên cạnh đó người dân chưa được hưởng chi phí hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề theo quy định Điều 20 Nghị định 47/2014 của Chính phủ.

Pháp luật đã có quy định chặt chẽ về quy trình, thủ tục thực hiện các dự án có sử dụng đất và đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách, bao gồm việc giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư dự án bất động sản. Việc giao đất cho doanh nghiệp để làm dự án KĐT (nếu có) trước khi Thủ tướng chấp thuận cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất phi nông nghiệp và không thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch để chọn nhà đầu tư là vi phạm pháp luật.

Thời gian qua, tại Đà Nẵng đã xảy ra hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai khiến nhiều cán bộ lãnh đạo thành phố và các sở, ngành sa vào vòng lao lý, kéo theo nhiều hệ lụy lớn mà đến nay chưa giải quyết rốt ráo, gây ảnh hưởng nặng nề đến nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, UBND TP Đà Nẵng cần kiểm tra, rà soát, không để trình trạng giao đất cho nhà đầu tư trái quy định của pháp luật tái diễn.

Thân Lai

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文