Cảnh báo chết người do selfie ở Ấn Độ

22:11 23/11/2017
Mới đây, chính quyền bang Karnataka miền nam Ấn Độ bắt đầu triển khai chiến dịch cảnh báo về trào lưu selfie gây chết người sau hàng loạt vụ tử vong liên quan đến thú vui công nghệ chụp ảnh trong những tháng gần đây tại quốc gia này.

Vào một buổi sáng đầu tuần nắng đẹp trong tháng 9-2017, khoảng hai chục sinh viên tham quan ngôi đền thờ Gundanjaneya, hay còn gọi là Thần Khỉ Hanuman, nằm cách thành phố Bangalore - thủ phủ bang Karnataka - chừng 30km.

Được xây dựng năm 1932, ngôi đền trong làng Ramagondlu thu hút rất nhiều người hành hương cũng như sinh viên các trường đại học lân cận. Đến giữa trưa cùng ngày, đám sinh viên rủ nhau ra tắm dưới ao nước sâu 4,5 mét trong khuôn viên ngôi đền. "Họ trông rất vui vẻ và bắt đầu selfie", theo người bán hàng địa phương Manjunath.

Nhưng, không ai ngờ bi kịch đã xảy đến. Một sinh viên mà về sau được xác định tên là Vishwas G. đã bị đuối nước và ra đi vĩnh viễn một cách thương tâm trong khi đám bạn của anh vẫn đang mải mê chụp selfie và không hề biết nạn nhân đang cố ngoi lên mặt nước.

Không ai chú ý đến sự vắng mặt bất thường của Vishwas G. và mãi đến 1 giờ sau mọi người mới biết bạn họ mất tích. Và 3 giờ sau đó thi thể của Vishwas G. được cảnh sát và người dân địa phương phát hiện dưới ao nước.

3 thiếu niên nạn nhân trong vụ selfie trên đường ray tàu hỏa.

Vài tuần sau, một tai nạn thương tâm khác xảy ra tại nơi chỉ cách ngôi đền chừng 1 giờ đường ô tô - 3 thiếu niên bị tàu hỏa tông chết khi đang mải mê selfie trên đường ray. Một số người kể lại 3 thiếu niên nằm ngay trên đường ray để selfie và không hiểu sao chúng không biết tàu hỏa đang tiến đến gần.

Hai tai nạn chết người do selfie đã gây bàng hoàng cho người dân bang Karnataka và buộc chính quyền phải lên tiếng cảnh báo giới trẻ về thú vui công nghệ cực kỳ nguy hiểm được mô tả là "killfie" thay vì "selfie".

Khu vực đường ray xảy ra tai nạn chết người cho 3 thiếu niên.

Lãnh đạo bang Karnataka Priyank Kharge bình luận: "Chúng tôi đang bắt đầu cho dựng những tấm bảng cảnh báo mới về selfie gây nguy  hiểm chết người tại các điểm du lịch trong 11 khu vực bang. Thêm vào đó, chúng tôi sẽ triển khai chiến dịch trên các nền tảng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram để cảnh báo về mối nguy hiểm killfie".

Ấn Độ có hơn 1,1 tỷ thuê bao di động và hơn 300 triệu người dùng smartphone. Theo các chuyên gia, giới trẻ nghiện mạng xã hội thường có nhu cầu selfie rất cao cho nên khó tránh khỏi nguy cơ đe dọa tính mạng.

Ấn Độ cũng là nơi có nhiều vụ tử vong do selfie hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới trong những năm gần đây - theo nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) và Viện Công nghệ Thông tin Indraprastha (IIIT) ở thủ đô Delhi của Ấn Độ. Trong số 127 vụ tử vong do selfie trên toàn cầu vào giữa tháng 3-2014 và tháng 9-2016, có đến 76 vụ được ghi nhận tại Ấn Độ và nạn nhân chiếm đa số là người trẻ tuổi.

Người phát ngôn Sở Cảnh sát Mumbai Dhananjay Kulkarni thông báo một số điểm có thể gặp nguy hiểm khi selfie bao gồm: Bandra Bandstand ở miền bắc Ấn Độ; bãi biển Girgaum Chowpatty; 2 pháo đài Sion và Worli cũng như mọi địa điểm thu hút mạnh du khách. Những nạn nhân của selfie thường do tàu hỏa đâm phải, rơi từ trên cao xuống đất hay đuối nước (sông, hồ, ao, đập nước và biển).

Cảnh báo NSZ của chính quyền Ấn Độ.

Trong năm 2016, chính quyền Ấn Độ cấm selfie tại một lễ hội tôn giáo Hindu do lo ngại sự cuồng nhiệt selfie của người hành hương và cảnh sát thành phố Mumbai cũng cho dựng những biển báo "no selfie zone" (NSZ - khu vực không được selfie) tại những điểm nóng du lịch sau khi một cô gái 18 tuổi bị sóng biển cuốn trôi khi đang say sưa selfie.

Tháng 9-2016, một du khách Nhật Bản tử vong do trượt cầu thang khi đang selfie tại ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng thế giới ở thành phố Agra bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ. Tháng 6-2017, cảnh sát thị trấn Moradabad miền bắc Ấn Độ đe dọa tống vào tù những cá nhân nghiện selfie nếu chụp hình trên đường ray tàu hỏa hay khi đi trên xe buýt.

Priyank Kharge cho biết trên thực tế rất khó phân ranh giới những NSZ do bi kịch có thể xảy ra bất cứ nơi đâu: "Mọi nơi đều ẩn tàng mối đe dọa chết người. Tai họa có thể xảy ra tại điểm nóng du lịch như là Đồi Bandi hay một con đập song cũng xảy ra trên đường ray tàu hỏa hay thậm chí nơi ban công nhà ở. Một sai lầm dù rất nhỏ cũng dẫn đến chết người. Nhưng, không thể đổ lỗi cho công nghệ mà vấn đề nằm ở ý thức sử dụng công nghệ của người dùng. Thông qua chiến dịch tuyên truyền cảnh báo, chúng tôi mong muốn mọi người sử dụng smarphone một cách thông minh thực sự".

An Di (tổng hợp)

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan. Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội) bị cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn, qua đó hưởng lợi 750 triệu đồng. 

Công an các phường, xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thành lập tổ công tác, phối hợp với lực lượng cơ sở gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở của các thôn tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá các khu vực, vị trí có nguy cơ bị sạt lở do mưa bão.

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, đề xuất quy định thu nhập được miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một loạt điều chỉnh trong quy định hứa hẹn sẽ giúp V.league 2025/2026 trở nên hấp dẫn và công bằng hơn.

Sáng 14/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Uỷ viên Ban Tổ chức, Trưởng Tiểu ban An ninh Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI (Đại hội) đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban An ninh Đại hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.