Chúa sơn lâm biến thành những chú mèo to xác

12:25 30/03/2016
Tại Thái Lan có một câu châm ngôn là: “Nếu muốn làm cho một con vật sợ hãi, hãy vẽ cho nó hình một con cọp”. Con “seua” (tên cọp theo tiếng Thái) là một trong những biểu tượng cao quý của vương quốc Siam cổ đại, và là mẫu hình xăm phổ biến nhất. Nhưng 2.500 con cọp sống trong tình trạng nuôi nhốt (gấp 12 lần số cọp sống tự do) thường bị biến thành những con mèo to xác được gây mê để phục vụ du khách.

Đôi mắt nửa nhắm nửa mở, bộ ria ủ rũ và bộ móng vuốt bị mài giũa mòn vẹt, một con cọp ngã phịch xuống dưới gốc cây gòn cao lớn, trông nó không chút sức sống, giống như sắp chết đến nơi. Bên cạnh nó, những du khách người  Ấn, người Hoa, vài người Pháp mặc quần lửng và áo ngắn đang nối đuôi nhau, mỗi người phải trả 15 euro để được chụp ảnh chung với chúa sơn lâm.

“Đây là giờ nó ngủ trưa, quý vị có thể vuốt ve nó, không có gì nguy hiểm đâu”, anh Lubomir Huskar, một người chăm sóc thú nói rõ từng tiếng. Hàng chữ “chăm sóc thú” được ghi rõ trên phù hiệu (tên của anh cũng như các nhân viên được phỏng vấn đã được thay đổi).

Anh Colin Wood, một du khách người  Úc khoảng 30 tuổi với dáng người mập mạp, khoe mẽ với mấy “đứa con” của anh ta bằng cách đặt tay lên mình cọp và hô lên: “Ê, Shere Khan (kẻ “độc ác” trong tác phẩm “Cuốn sách của rừng già”, nghĩa là ta không sợ đâu nhé!”.

Nhà sư Luang Ta Jan, trụ trì “chùa cọp” tại Kanchangburi chụp ảnh cùng với bầy “con” của ông.

Ở phía Tây Thái Lan, cách Kanchanaburi khoảng 20km là Wat Pha Luang Ta Bua, ngôi “chùa cọp”, mỗi năm thu hút 180.000 khách tham quan đến vuốt ve 147 con cọp, từ cọp sơ sinh cho đến cọp già 27 tuổi. Những con cọp “Panthera tigris corbetti” (Cọp Đông Dương) qua những vụ săn trộm được thu gom về đây vào năm 1999 nhờ những vị sư gan dạ, và kể từ đó, họ chăm chút cho chúng như con cái của họ vậy. Nhưng trong thánh địa biểu trưng cho sự hài hòa giữa trần tục và thiêng liêng này, những vẻ bề ngoài có thể gây nhầm lẫn.

“Chúng tôi nghĩ rằng, chính việc chích thật nhiều thuốc an thần cho những con dã thú làm cho chúng ngoan ngoãn hơn, nhưng chúng tôi không thể chứng minh điều đó”, đó là lời đoan chắc của ông Edwin Wiek người Hà Lan, vị sáng lập của Tổ chức phi chính phủ Wildlife Friends of Thailand (WFFT), người đang tranh đấu đòi đóng cửa chùa cọp Wat Pha Luang Ta bua.

Theo cô Tania Edwards, một nhân viên người Galle làm việc tại chùa này được 5 năm, thì những gì người ta nói trên đây đều là lời gièm pha. Cô quả quyết: “Đa số cọp ở chùa này được sinh ra tại đây, một số khác đến từ sở thú hoặc từ những nơi nuôi nhốt bất hợp pháp, nếu không có chúng tôi, chúng đã chết cả rồi. Làm sao tôi có thể soi mình vào gương nếu những con cọp ở đây bị đối xử tàn tệ?”.

Tuy nhiên, một tổ chức phi chính phủ khác tên là Care For the Wild International, đã bí mật điều tra trong 36 tháng. Trong bản báo cáo đầu tiên được công bố vào năm 2008, tổ chức này đã nói rõ tình trạng thiếu dinh dưỡng, chuồng trại dơ dáy, những cú đá hoặc đòn roi để khuất phục những con vật ở đây. Trước những lời cáo buộc đó, các sư sãi trong chùa giữ im lặng, nhưng lại đưa đơn kiện “những lời vu khống” đó (cho tới bây giờ, đơn của họ vẫn bị bác).

Nhưng có một điều chắc chắn: Chùa cọp Wat Pha Luang Ta Bua “làm ăn” xuất sắc! Ngoài vé vào cửa là 16 euro, nhà chùa có những lời mời “trải nghiệm khó quên” với giá rất cao. Muốn cho cọp con bú bình hay muốn xem cọp tắm? Đồng giá 15 euro. Chưa kể đến “lựa chọn dành cho khách VIP” là một buổi sáng sống thân mật cùng bầy cọp, với giá bèo là 160 euro.

Tổ chức phi chính phủ WFFT ước tính là kiểu kinh doanh này mang lại 4,7 triệu euro mỗi năm. Một khoản tiền trời cho mà theo khoảng từ 15-30 nhà sư thường trú trong chùa, thì toàn bộ đều dành cho việc chăm sóc và bảo tồn loài cọp(?).

Có một số sự việc gieo rắc nghi ngờ trên sự tận hiến của các nhà sư. Giám đốc của WFFT là Edwin Wiek nói: “Nhiều con cọp bị biến mất cho dù chưa có thể chứng minh điều đó, nhưng người ta nghĩ rằng, chúng đã được bán cho những người Trung Quốc chuyên buôn lậu các loài động vật quý hiếm”.

Mối nghi ngờ này được chia sẻ bởi DNP, Ủy ban các công viên quốc gia, vì họ đã thực hiện những cuộc kiểm soát đột xuất trong năm nay. Từ đó, chùa cọp Wat Pha Luang Ta Bua, mà vị sư trụ trì vừa mới bị một trong những “đứa con” của ngài làm cho khuôn mặt biến dạng, bị đe dọa phải đóng cửa. Vậy là các nhà sư không đáp ứng những yêu cầu phỏng vấn nữa, thậm chí họ còn ngăn cản các phóng viên báo chí vào chùa. Vì vậy, phóng viên tạp chí GEO phải giấu tên để lọt vào đây.

Mẹ của cô bé này đã phải trả 15 euro để cô bé cho "bé cọp" bú bình.

Trong chùa cọp Wat Pha Luang Ta Bua ở Kanchanaburi, trong Tiger Park ở Ko Samui hoặc trong Tiger Kingdom ở Phuket hoặc ở Chang Mai có 2.500 con cọp sống trong tình trạng nuôi nhốt (gấp 12 lần số cọp sống tự do), và thường bị biến thành những con mèo to xác được gây mê để phục vụ du khách.

Tại Thái Lan có một câu châm ngôn là: “Nếu muốn làm cho một con vật sợ hãi, hãy vẽ cho nó hình một con cọp”. Con “seua” (tên cọp theo tiếng Thái) là một trong những biểu tượng cao quý của vương quốc Siam cổ đại, và là mẫu hình xăm phổ biến nhất. Ngày 29-7 được gọi là “Ngày cọp quốc gia” để đánh động lương tâm của người dân về số phận hẩm hiu dành cho loài dã thú huyền thoại nhất châu Á: số lượng của chúng bị giảm sút tới 97% trong một thế kỷ. Dĩ nhiên nguyên nhân chính là việc săn bắn trộm, nhưng cũng là do việc phá rừng.

Trong những năm 1970, có khoảng 4.000 cá thể cọp sống tự do trong rừng tại Thái Lan, so với 200 hiện nay. Tuy thế, quốc gia này vẫn đứng hàng thứ 6 trên thế giới có cọp sinh sống, sau Ấn Độ (2.200 con), Nga, Indonesia, Malaysia và Bangladesh.

Tại Thái Lan, đa số cọp “panthera Tigris” tập trung tại trung tâm phía Tây quốc gia hay ở phía Bắc Kachanaburi. Trong các công viên quốc gia của khu vực này, nhiều khu được bảo vệ nghiêm ngặt, với tổng diện tích là 20.000 km2. Từ 20 năm nay, nhà nước Thái Lan đã tăng cường cuộc chiến chống săn trộm và hạn chế hoặc ngưng hẳn mọi hoạt động nông nghiệp hoặc công nghiệp ở những vùng có cọp sinh sống.

Ông Rungnapa Phoonjampa, Trưởng ban dự án “Phục hồi số lượng cọp” của WWF, vui mừng nói: “Chúng tôi còn có tham vọng nhân đôi số lượng cọp hiện có từ đây cho tới năm 2022, khi đó sẽ là năm Dần theo âm lịch”.

Để thấy được sự nghiêm túc của dự án mang tầm quốc gia này, hãy xem qua công việc của ban lãnh đạo Mea Wong, một trong những khu bảo tồn nổi tiếng của trung tâm phía Tây. Buổi tối tại nơi đóng trại, mọi người ngồi vào bàn ở ngoài trời mát mẻ quanh chai rượu mạnh, Som Chai Chumchongyuth và Udom Rattanawong, hai người gác rừng kỳ cựu nhất Mae Wong, đã trải qua 5.000 đêm trong rừng già, kể thao thao bất tuyệt: “Hồi chúng tôi còn nhỏ, đôi khi cọp phiêu lưu tới bìa làng làm cho mọi người một phen kinh hoảng. Vào mùa khô, khi các con mồi trở nên hiếm, chúng có thể giết một con gấu nâu”.

Tại Thái Lan, những vụ cọp giết người gần nhất cũng cách đây 30 năm. Từ đó đến giờ, bạo chúa của con người đã trở thành kho báu của những người quản lý rừng. Trong vườn quốc gia Mae Wong, có 150 lính kiểm lâm thường xuyên tuần tiễu. Trong những lần đi tuần, họ thường bắt gặp những chiếc caméra do các nhóm của tổ chức WWF lắp đặt. Những chiếc máy ảnh này cho phép hiểu biết rõ ràng hơn về các loài dã thú vốn dễ nhận dạng nhờ những đường vạch trên bộ lông.

Ông Rungnapa Phoonjampa, trưởng dự án “Phục hồi số lượng cọp” sung sướng: “Hãy xem! Đây là hình Khum Lam, con cọp đực dài 2,80m, con cái Nam Tuem và hai chú cọp con… Hiện nay, chúng tôi có 30 con cọp tại Mae Wong, và hãy hy vọng là sẽ có 50 con trong khoảng 20 năm tới”. Tuy nhiên, không có chuyện săn sóc cọp khi chúng mắc bệnh, cũng không được đến gần để nghiên cứu vì quá nguy hiểm.

Nhiệm vụ chính của những người gác rừng vẫn là xua đuổi những tay săn trộm. Một tấm da cọp được bán với giá 20.000 euro ngoài chợ đen, những chiếc râu cọp, chân cọp hoặc bộ phận sinh dục của chúng cũng rất được ưa chuộng, nhất là đối với những người chuyên về đông y vì họ cho rằng, những bộ phận này có tính cường dương và chữa đủ loại bệnh. Có một vấn đề gây khó khăn là pháp luật Thái Lan quá khoan dung: chỉ phạt 1.000 euro và 6 tháng tù cho tội giết chết một loài thú quý hiếm.

Cách đây 3 năm, trong khu rừng cấm Huai Kha Khaeng, bọn săn trộm đã giết một con gấu rồi nhồi đầy thuốc trừ sâu để làm mồi nhử và đầu độc những con cọp mà vẫn giữ nguyên vẹn bộ lông của chúng. Lính kiểm lâm đã tới can thiệp, nhưng quá muộn. 3 con cọp đã chết tại chỗ.

Bằng Yên (theo GEO)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文