Nhà bảo tàng kỳ lạ giữa London

07:30 04/11/2013

Một trong những công việc được coi là kỳ lạ nhất ở thành phố London: hàng ngày chăm sóc cho 5.000 cơ quan và mô người chứa đựng trong những cái lọ thủy tinh và hộp acrylic ở Bệnh viện St. Bartholomew, hay gọi tắt là Barts, ở Smithfield, trung tâm thành phố.

Xác chết cũng có thể kể câu chuyện về cuộc đời của mình. Những ngón tay ngả sang màu vàng tiết lộ thói quen hút thuốc của người đã khuất. Những vết thâm nơi cẳng chân là dấu hiệu của kẻ nghiện rượu bị vấp té. Những hình xăm và bộ răng có thể chứng minh về tài sản, sự mất mát và tình yêu.

Công việc đầy đam mê của Carla Valentine – nữ kỹ thuật viên bệnh học và cựu nhân viên dịch vụ lễ tang, 32 tuổi – là tái dựng cuộc sống của những xác chết dựa theo bằng chứng để lại trên hài cốt. Vai trò hiện nay của Carla Valentine, là Phó Quản lý kỹ thuật Nhà Bảo tàng Bệnh học Barts ở West Smithfirld, thành phố London nước Anh.

Một trong những công việc được coi là kỳ lạ nhất ở thành phố London: hàng ngày chăm sóc cho 5.000 cơ quan và mô người chứa đựng trong những cái lọ thủy tinh và hộp acrylic ở Bệnh viện St. Bartholomew, hay gọi tắt là Barts, ở Smithfield, trung tâm thành phố.

Bệnh viện Barts được thành lập năm 1123 và được coi là cổ nhất ở London cũng như của nước Anh. Các mẫu vật được gìn giữ lâu đời nhất được thu thập từ những năm 1750 và mới nhất vào những năm 70 thế kỷ XX. Đó là những ngón chân bị bệnh gout hành hạ, những lớp da đầu bị đâm thủng.

Carla Valentine là người có trách nhiệm bảo quản bộ sưu tập khổng lồ những bộ phận của thân thể người và thay thế một số lọ thủy tinh hay hộp acrylic đã quá cũ. Valentine cũng có nhiệm vụ tái dựng những câu chuyện về con người từ các bộ phận cơ thể được lưu giữ trong Nhà Bảo tàng Bệnh học Barts. Valentine giải thích: “Công việc không chỉ đơn thuần vì khoa học hay sự nhân đạo, mà còn về số phận con người đằng sau những lọ thủy tinh”. Một số mẫu vật tiết lộ nhiều chi tiết về xã hội cũng như bệnh lý.

Phó Quản lý Nhà Bảo tàng St. Barts Carla Valentine; và khu bảo quản các mẫu vật cơ quan người chết được Vua Edward VII cho phép mở cửa vào năm 1879.

Nhà Bảo tàng còn lưu giữ một số lượng lớn các bìu dái của những người sống từ thế kỷ XVIII mắc loại bệnh ung thư gọi là squamous cell carcinoma (xuất hiện ở biểu mô của da hay đôi khi ở màng nhầy cơ thể), còn được gọi là “bệnh ung thư của người thợ cạo ống khói”. Bệnh ung thư này xuất phát từ bìu dái, nơi bồ hóng bám vào các nếp gấp của da trước khi phát triển đến vùng háng và bụng dẫn đến cái chết trong đau đớn.

Trong Nhà Bảo tàng Barts còn có chiếc hộp đựng phần sọ của John Bellingham – hung thủ ám sát Thủ tướng Spencer Perceval năm 1812, sau đó bị treo cổ và thi thể được mổ xẻ để phục vụ nghiên cứu y khoa. Trên một chiếc kệ là xương hàm của cậu bé 14 tuổi bị mắc kẹt trong máy in năm 1886. Một số mẫu vật cung cấp dấu tích của sự can thiệp y khoa thời Victoria.

Thời trang hay tập tục cũng để lại các dấu vết trong nhà bảo tàng. Ví dụ, một bàn chân nhỏ bé của một phụ nữ bị biến dạng ghê gớm do tập tục bó chân của người Trung Hoa xưa. Hay lá gan của một phụ nữ 52 tuổi còn hằn rõ vết lõm do cả đời mặc những chiếc áo nịt ngực quá chật. Những mẫu vật khác tiết lộ thân phận chua xót của con người. Như là hai bàn tay của một thợ máy 59 tuổi tự sát trong bồn tắm.

Valentine suốt ngày quanh quẩn với những mẫu vật như thế cho nên chúng trở nên hết sức thân thiết với chị. Đôi khi cũng có một số người tìm gặp Valentine để biết chắc rằng một số mẫu vật nào đó trong nhà bảo tàng là bộ phận của thành viên gia đình họ. Một số người yêu cầu được phép xem qua các mẫu vật: một chân bị cắt cụt, bàn tay, vài phôi thai khác nhau. Dù hết sức cố gắng, song Velentine vẫn không thể xác định hết nguồn gốc của các mẫu vật ở Barts.

Catalogue duy nhất của nhà bảo tàng cũng chứa rất ít thông tin về các mẫu vật. Các nhà bảo tàng bệnh học tương tự như ở St. Barts thường tồn tại trong các trường y khoa để phục vụ công tác đào tạo sinh viên về bệnh học cũng như những sai lầm trong ngành y. Tuy nhiên, các nhà bảo tàng như thế này cũng vấp phải sự chống đối quyết liệt của xã hội.

Bộ xương của hai người sinh đôi nằm trong số 5.000 mẫu vật ở St. Barts.

Ví dụ, vào những năm 90 thế kỷ trước, một vụ bê bối nổ ra liên quan đến một bệnh viện lưu giữ hàng trăm cơ quan thu thập từ thi thể trẻ em mà không có sự đồng ý từ phía cha mẹ và câu chuyện dẫn đến sự phản đối sử dụng các mẫu vật người để giảng dạy cho sinh viên ngành y. Sau đó, nhiều bộ sưu tập bệnh học ở Anh đã bị tiêu hủy. Từ năm 2000, khu lưu trữ mẫu vật cao 3 tầng ở St. Barts – được khánh thành bởi Vua Edward VII năm 1879 - luôn bị khóa kín, theo quản lý Nhà Bảo tàng Paola Domizio.

Cách đây 2 năm, Carla Valentine được thuê để phục hồi bộ sưu tập và cuối cùng nhà bảo tàng được mở cửa để đón tiếp công chúng. Hiện nay, Nhà Bảo tàng St. Barts chỉ mở cửa đón khách vào những dịp đặc biệt và một nỗ lực gây quỹ đang được tiến hành để giúp duy trì khu bảo quản mẫu vật. Các mẫu vật dưới 100 tuổi được cất giữ cẩn thận ở các tầng trên cao và khách tham quan không được phép vào

Duy Ân (tổng hợp)

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文