Nhà hát opera con sò ở Australia

08:00 09/10/2006

Quyết định xây dựng một nhà hát opera đẳng cấp thế giới tại Sydney đã được chính quyền bang New South Wales của Australia thông qua vào tháng 5/1955. Một cuộc tuyển chọn trên toàn thế giới đã được tiến hành để tìm ra bản thiết kế xuất sắc nhất. Phác thảo của Joern Utzon (lúc đó 38 tuổi), người Đan Mạch, đã được chọn từ bài gửi của 233 nước.

Bản thiết kế được in ra thành nhiều bản để phổ biến cho công chúng thưởng lãm và niềm háo hức tăng dần lên. Ý tưởng của ông là dựng nhiều con sò khổng lồ từ khung thép, có kích thước khác nhau và lợp ngói lên trên. Nhưng thật không may là kể cả Utzon lẫn các kiến trúc sư đều không biết phải làm thế nào để xây dựng nó.

Sau lễ động thổ ngày 2/3/1959, dù đã thực hiện hàng ngàn cuộc kiểm tra, các kiến trúc sư vẫn thất bại và cho rằng phương pháp của Utzon là bất khả thi, quá ngây thơ. Tuy nhiên, vị trí ngôi sao của Utzon vẫn tiếp tục tỏa sáng. Ông được Thủ tướng đảng Lao động lúc bấy giờ là Joe Cahill - một nhân vật hậu thuẫn mạnh mẽ cho việc xây dựng Nhà hát opera Con Sò - đối xử như một ông hoàng.

Chẳng mấy chốc, Utzon đã trở thành một nhân vật nổi tiếng. Tuy nhiên, bản thân ông đã đánh hơi thấy sự chẳng lành. Các đối thủ chính trị của Cahill đã lên tiếng đả kích công trình này ngay từ đầu: "Đó chỉ là một con quái vật nhô lên từ mặt biển và chết rũ, thậm chí chẳng xứng đáng để làm nơi bán bánh!”.

Đến đầu thập niên 60, khi các chi phí tăng dội lên cùng những vấn đề khó khăn phát sinh, ngay cả những người yêu thích công trình này cũng đã bắt đầu nghi hoặc và đặt dấu hỏi: “Cái gã Joern Utzon ấy thực sự là ai?”. Có lẽ Joern Utzon là một gã “vô danh tiểu tốt”, bởi không có công trình xây dựng nhà ở có tiếng tăm nào được mang tên ông, và ông chỉ là một “gã mộng du” trong làng thiết kế Bắc Âu.

Ông lớn lên ở Copenhagen, hầu như suốt đời ngâm chân trong nước biển, bởi vì cha ông là chuyên viên thiết kế và đóng du thuyền. Từ lúc còn trẻ, ông đã bị thôi miên trước đường cong hùng dũng của những thân tàu lướt sóng và đã đi theo con đường thiết kế tàu biển của cha. Nhưng sau khi tốt nghiệp Học viện Hoàng gia Đan Mạch, ông đã quyết định sẽ làm việc trên đất liền.

Điều này đã được thể hiện trong phác thảo rất độc đáo của Nhà hát opera Con Sò qua hình tượng một cơn bão biển giá buốt, 9 vỏ sò hợp thành khúc nhạc aria, những cánh buồm của một chiếc thuyền chiến. Cái khó nhất ở đây là làm sao để “giấc mơ trẻ con” này đứng vững trên mặt đất. Trong các bản phác thảo nguyên thủy, Utzon đã xem những chiếc vỏ sò như những mảnh công trình điêu khắc độc đáo. Nhưng dù có làm gì đi nữa, thì ông cũng không tìm được cách để sắp xếp chúng ở những vị trí tương hỗ, nâng đỡ lẫn nhau. Tất cả các đường cong và đường thẳng đều khác biệt, nên sự phức tạp sinh ra là không thể tưởng tượng nổi. Thế rồi, một hôm nọ, ông chợt nghĩ ra, rằng những vỏ sò đó có thể xem như những hình viên phấn có cùng đặc tính của một quả cầu khổng lồ. Ông vội vàng chạy đến chiếc thố đựng trái cây, lấy ra một trái cam, cẩn thận cắt vỏ cam thành những hình viên phân. Và thế là ông bất ngờ có được câu trả lời - các mẩu vỏ cam xếp vừa khít với nhau một cách đơn giản và tuyệt đẹp, theo kiểu hình học không gian.

Thế nhưng, niềm vui của Utzon không kéo dài được lâu. Đã có những báo động nghiêm trọng về tình hình chi phí xây dựng ngày càng leo thang. Ước tính ban đầu là 3,5 triệu bảng Anh. Nhưng đến tháng 1/1963, chỉ một mái ngói mới đã ngốn hết 6,5 triệu bảng trong tổng ngân sách 13 triệu bảng của năm này. Trong con mắt của những kẻ nói xấu, ông đã trở thành biểu tượng của thói học đòi nghệ thuật châu Âu, đang ráng hết sức để gây ảnh hưởng lên “nước Australia già cỗi”.

Tác phẩm của ông bị báo Daily Mirror ở Sydney cười nhạo là “một đống móng chân cắt ra từ con chó bị bệnh bạch tạng”. Tình hình chính trị cũng không còn thuận lợi. Trong cuộc bầu cử quốc gia vào năm 1965, đảng Lao động bị đánh bại, phải nhường quyền lực cho đảng Tự do. Davis Hughes được bầu làm bộ trưởng mới cho những công trình dân dụng. Trong tư tưởng của ông, các công trình này phải phục vụ được đa số dân chúng với chi phí thấp nhất, nên tốt nhất là phải chấm dứt việc có mặt của Utzon.

Hughes bắt đầu bằng cách siết chặt tài chính xây dựng nhà hát, đưa người của ông ra công trường, buộc Utzon phải đệ trình tất cả các kế hoạch mới cũng như các công trình đấu thầu. Giọt nước làm tràn ly là vào tháng 2/1966: Hughes từ chối chi trả tiền thù lao định kỳ cho Utzon. Utzon đã khóc nức nở tại công trường rồi mang vợ con ra đi, không thèm quay lại Australia nữa.

Sau đó, nhà hát được xây hối hả, cấp tập để mau chóng hoàn thành sớm. Hậu quả là phần nội thất bị chèn ép vào nhau một cách cẩu thả với những chất liệu không chọn lọc và màu sắc hỗn độn. Du khách có thể thán phục trước vẻ đẹp ngoại thất nhưng khi vào trong thì không nén nổi sự thất vọng.

Khi nó được khánh thành vào năm 1973, trong bài diễn văn do chính quyền Australia biên soạn, Nữ hoàng Elizabeth thậm chí không thèm nhắc đến cái tên Joern Utzon. Còn Utzon, sau khi trở về Đan Mạch, đã lang thang như một bóng ma vì bị mang tiếng là kẻ mộng du không làm xong nổi một việc lớn lao. Ông đi dạy ở Trường đại học Hawaii, kiếm sống vật vờ ở nước Mỹ, làm thuê cho một số công trình ở Nam Mỹ.

Nhưng dù Hughes có đối xử thậm tệ bao nhiêu đối với Utzon, cũng khó mà phủ định những sai lầm của ông. Ông đã lao vào công trình mà không chuẩn bị chu đáo và tính toán liều lĩnh đến nỗi phải tốn kém nhiều chi phí. Thế nhưng, ông đã cống hiến cho thế giới một công trình kiến trúc đẹp đến choáng ngợp. Nó đã trở thành thắng cảnh du lịch được chiêm ngưỡng nhiều nhất nước Australia, trở thành một biểu tượng của thành phố - giống như tháp Eiffel ở Paris và Cầu tháp London.

Như một sự vận chuyển tuyệt vời của số phận, năm 2002, ở tuổi 83, Utzon lại được chào đón quay về Australia trong cuộc chạy đua với thời gian để trùng tu lại nhà hát cho đúng với vẻ đẹp tinh khiết như thiết kế nguyên thủy của ông. Kinh phí dự tính là 69 triệu AUD trong thời gian thực hiện là 6 năm

Thuý Hân (theo Women's Weekly)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文