Nhiều điều chưa biết về kimono của xứ Phù tang

22:11 28/04/2020
Trong ngôn ngữ Nhật Bản, danh từ kimono đơn giản chỉ là "đồ để mặc" với ý nghĩa sâu rộng của từ này, hay đúng hơn là y phục cổ truyền, khi so sánh với thứ trang phục của người châu Âu mà người Nhật gọi là yofuku.

Kimono quy tụ hết thảy mọi kiểu dáng. Trước hết có kimono đàn ông và kimono phụ nữ; thứ đến với tay dài và tay ngắn; cuối cùng là kimono mặc trong nhà hay lúc đi ngủ. Một bộ kimono đẹp thường rất đắt tiền, với thứ vải dệt thủ công và được khâu tay. 

Người ta se lẫn cả những sợi "chỉ" bằng bạc hay vàng thật; còn hoa văn được rắc "bụi" vàng và bạc nguyên chất. Chỉ có các nghệ nhân với trình độ điêu luyện mới "dám" nhận làm các bộ kimono đại lễ. Cách xếp đặt thớ vải cũng như cách bài trí hoa văn phải tạo ra được ấn tượng, rằng đó không chỉ là kiểu trang phục thuần túy, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ nữa. 

Những bộ kimono độc đáo thường chiếm vị trí trang trọng trong các viện bảo tàng, trong các tủ quần áo gia đình và được lưu truyền như của "gia bảo" từ đời này sang đời khác. Để làm một bộ kimono "chuẩn", cần khoảng 4.500 lọn tơ và người thợ dệt khéo tay phải bỏ ra chí ít là 50 ngày lao động miệt mài trên khung cửi, mới tạo ra thứ vải thích hợp không "lặp lại" được.

Kimono được bảo quản theo cách đặc biệt. Thông thường người ta không giặt mà chỉ gột rửa những chỗ bẩn; nếu như có giặt, cũng chỉ giặt từng phần và sấy khô ngay lập tức. Kimono được cất giữ trong những tấm giấy đặc biệt có tính chất chống ẩm và khô ráo thông thoáng, để luôn giữ được sắc màu tự nhiên vốn có.

Xuân Hiếu (tổng hợp)

Những ngày này, khắp các ngả đường ở TP Hồ Chí Minh ngập tràn cờ hoa, khẩu hiệu và không khí hân hoan chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Từ các hoạt động diễu binh, diễu hành, biểu diễn nghệ thuật đến những chương trình giao lưu, triển lãm, thành phố mang tên Bác đang sống trong những thời khắc lịch sử hào hùng, đầy xúc động và tự hào.

Ngoài 131 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Cao Bằng xoá nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đang phối hợp UBND tỉnh Lai Châu để thống nhất chủ trương hỗ trợ xây dựng mới 1.100 căn nhà, trị giá 66 tỷ đồng; triển khai chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La từ nguồn kinh phí 1,3 tỷ đồng của Bộ Công an hỗ trợ xây dựng nhà cho đồng bào bị thiệt hại do thiên tai chuyển sang.

Ngày đặc xá năm 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) đang tới gần, đây là cơ hội để các phạm nhân được hưởng niềm vui sớm trở về đoàn tụ với gia đình, cộng đồng xã hội, sẵn sàng cho cơ hội làm lại cuộc đời.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Sáng 23/4 (giờ địa phương), một phần của cây cầu bắc qua sông Triều Bạch, Thuận Nghĩa, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã bị sập sau khi xảy ra hỏa hoạn. Theo thông báo của Sở Giao thông vận tải Bắc Kinh, cây cầu xảy ra tai nạn là cầu vòm bê tông cốt thép.

Hôm 23/4 (giờ địa phương), Ủy ban châu Âu - cơ quan điều hành Liên minh châu Âu (EU), quyết định phạt 2 “đại gia” công nghệ Apple và Meta của Mỹ tổng cộng 700 triệu euro (khoảng 798 triệu USD) vì vi phạm các quy tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 (giờ địa phương) về việc có thể giảm đáng kể mức thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc dường như thể hiện sự thay đổi lập trường một cách mạnh mẽ, phát đi tín hiệu tích cực cho nỗ lực hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.