Bông hoa lớn nhất thế giới nở trong môi trường phi tự nhiên

10:30 23/09/2022

Ngày 17-9, Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới quốc gia Indonesia cho biết lần đầu tiên một bông Giant Padma đã nở trong Vườn sinh vật Bogor ở ngoại ô thủ đô Jakarta có đường kính 60cm. Đây là kết quả sau nhiều thế kỷ nỗ lực bảo tồn các loài ở ngoài môi trường tự nhiên.

Giant Padma, tên khoa học là Rafflesia arnoldii, được đặt theo tên của Sir Stamford Raffles, một giáo sư người Anh đã lần đầu tiên trông thấy loài hoa này ở Indonesia vào đầu thế kỷ 19 trong khu vực rừng rậm ở tỉnh Bengkulu trên đảo Sumatra.

Bông hoa lớn nhất thế giới nở trong môi trường phi tự nhiên -0

Hoa mọc ở một số nước Đông Nam Á. Một mẫu vật đường kính 100cm từng được ghi nhận ở Philippines. Nó còn được gọi là hoa xác chết vì bốc mùi hôi thối khi nở. Đây được coi là loài hoa lớn nhất thế giới khi đường kính có thể lên tới 150cm.

Trước đó, vào tháng 1-2020, các nhà bảo tồn tìm thấy bông hoa Giant Padma trong khu bảo tồn tự nhiên ở làng Marambuang Nagarai Barini thuộc Tây Sumatra, Indonesia. Người dân địa phương cho biết đây là bông hoa đầu tiên nở trong cụm 5 cây.

Ngọc Trang (Tổng hợp)

Chiều 25/7, tại Trại giam Long Hòa (tỉnh Tây Ninh), Đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Uỷ viên thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Trưởng ban chỉ đạo về đặc xá Bộ Công an làm trưởng đoàn có buổi kiểm tra công tác đặc xá năm 2025 (đợt 2) của các đơn vị: Công an tỉnh Tây Ninh, Công an tỉnh Vĩnh Long, Trại giam Long Hòa, Thạnh Hòa, Bến Giá, Châu Bình…

Chiến thắng 2-1 trước U23 Philippines trong trận đấu bán kết chiều 25/7 giúp đoàn quân HLV Kim Sang Sik tiến thêm một bước quan trọng nữa trên hành trình bảo vệ ngôi vương khu vực. Dù màn trình diễn của ĐT U23 Việt Nam trong trận này vẫn chưa quá thuyết phục nhưng vẫn cho thấy tín hiệu tích cực.

Vừa qua, tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), Thiếu tướng Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cùng đại diện lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ Công an tỉnh đã tới thăm hỏi, động viên và trao hỗ trợ cho cháu Hoàng Nhật Minh (SN 2015), một trong những nạn nhân may mắn sống sót trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh QN-7105 xảy ra trên Vịnh Hạ Long ngày 19/7.

Ngày 25/7, thực hiện nghiêm kế hoạch Tổng kiểm soát đối với phương tiện kinh doanh vận tải trên các tuyến đường bộ và đường thủy vừa được Cục CSGT ban hành, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã nhanh chóng triển khai lực lượng tại nhiều tuyến địa bàn làm nhiệm vụ, tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.

Sáng 25/7, ngày thứ ba Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm bị cáo Đồng Xuân Thụ (cựu Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam) cùng 43 bị cáo khác là cựu lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, nhân viên của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam. Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị mức án đối với bị cáo Đồng Xuân Thụ từ 13 đến 14 năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản". 

Tôi đã nhiều lần nghe đoạn băng ghi âm sự kiện lịch sử diễn ra tại Đài Phát thanh Sài Gòn vào buổi trưa ngày 30/4/1975. Lần nào cũng dâng trào niềm hân hoan non sông liền một dải… Và tôi chợt chiêm nghiệm, trong thời khắc trọng đại đánh dấu đất nước hoàn toàn thống nhất, có 3 người giữ vai trò chủ chốt tại Đài phát thanh Sài Gòn, thì một người miền Bắc là Giáo sư Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, quê Hà Nội), một người miền Trung là Trung tá Bùi Tùng (đại diện quân Giải phóng, quê Đà Nẵng) và một người miền Nam là Đại tướng Dương Văn Minh (Tổng thống chính quyền Sài Gòn; quê Mỹ Tho, Tiền Giang, nay là tỉnh Đồng Tháp). Phải chăng, đó là sự sắp đặt thú vị của dòng chảy lịch sử luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình, thống nhất của dân tộc Việt Nam?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.